Tư vấn công nghệ mới

Công tác nền móng - Thi công & nghiệm thu

TCVN9361:2012 được chuyển đổi từ TCXD 79:1980 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9361:2012

CÔNG TÁC NỀN MÓNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆMTHU

Foundationworks - Check and acceptance

Lờinói đầu

TCVN9361:2012 được chuyển đổi từ TCXD 79:1980 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 củaLuật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN9361:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xâydựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học vàCông nghệ công bố.

CÔNGTÁC NỀN MÓNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Foundation works -Check and acceptance

1Phạm vi áp dụng

Tiêuchuẩn này được áp dụng cho thi công và nghiệm thu các công tác về xây dựng nềnvà móng của tất cả các loại nhà và công trình.

2Tài liệu viện dẫn

Cáctài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với cáctài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồmcả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3Nguyên tắc chung

3.1Trình tự và biện pháp thi công xây dựng nền và móng phải phối hợp với các côngtác xây dựng những công trình ngầm, xây dựng đường sá của công trường và cáccông tác khác của “chu trình không”.

CHÚTHÍCH: Chuỗi công việc bao gồm đào hố móng, xây dựng nền, xây dựng móng, rồi lấp đất lại (đến cao trình ban đầu) được gọi là chu trình không.

3.2Việc lựa chọn biện pháp thi công, xây dựng nền và móng phải xét đến các số liệukhảo sát địa chất công trình đã thực hiện khi thiết kế công trình. Trong trườnghợp điều kiện địa chất công trình thực tế của khu vực xây dựng không phù hợpvới những tính toán trong thiết kế thì cần tiến hành những nghiên cứu bổ sungvề địa chất.

3.3Các vật liệu, cấu kiện, bộ phận kết cấu dùng khi xây dựng nền và móng phải thỏamãn những yêu cầu của thiết kế theo những tiêu chuẩn Nhà nước và điều kiện kỹthuật tương ứng.

3.4Khi xây dựng nền và móng phải có sự kiểm tra kỹ thuật của cơ quan đặt hàng đốivới các bộ phận kết cấu quan trọng đã hoàn thành riêng và có lập các biên bảnnghiệm thu trung gian cho các bộ phận kết cấu ấy.

3.5Khi móng xây dựng trên các loại đất có tính chất đặc biệt (như đất lún ướt, đấtđắp...) cũng như móng của các công trình đặc biệt quan trọng thì phải tổ chứcviệc theo dõi chuyển vị của móng và biến dạng của công trình trong thời kỳ xâydựng. Các đối tượng theo dõi và phương pháp đo được quy định trong thiết kế cótính toán chi phí cần thiết để đặt các mốc đo và thực hiện quá trình theo dõi.

Saukhi xây dựng xong, cơ quan sử dụng công trình phải tiếp tục việc theo dõi nóitrên.

4Nền móng thiên nhiên

4.1Khi dùng đất làm nền thiên nhiên cần phải áp dụng những biện pháp xây dựng đểchất lượng của nền đã được chuẩn bị và các tính chất tự nhiên của đất không bịxấu đi do nước ngầm và nước mặt xói lở, thấm ướt do tác động của các phươngtiện cơ giới, vận tải và do phong hóa.

Vềnguyên tắc không được phép ngừng công việc giữa lúc đã đào xong hố móng và bắtđầu xây móng. Khi bắt buộc ngừng việc thì phải có các biện pháp để bảo vệ tínhchất thiên nhiên của đất. Việc dọn sạch đáy hố móng phải làm ngay trước lúc xâymóng.

4.2Trong những trường hợp thiết kế đã có nghiên cứu trước, cho phép xây móng trênnhững nền đất đắp sau khi đã chuẩn bị nền phù hợp với phương pháp đổ đất và đầmnén đất, có xét đến thành phần và trạng thái của đất.

Chophép dùng nền đất bằng xỉ và các vật liệu không phải đất để làm nền cho côngtrình khi có các chỉ dẫn đặc biệt đã được chuẩn bị trong thiết kế, có dự kiếntrình tự, kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng công việc.

4.3Kết cấu chống vách hố móng, về nguyên tắc phải dùng phức hợp thép hình tháo lắp(trừ những trường hợp chống vách các hố móng nhỏ, đường hoà, hố đào có chuyêntuyến phức tạp, đào bằng tay). Việc chống dỡ phải làm sao cho không cản trở thicông các công việc xây dựng móng tiếp theo. Trình tự tháo dỡ kết cấu chống váchhố móng phải đảm bảo thành hố móng ổn định cho đến khi kết thúc công việc xâydựng móng.

Cọcván thép dùng chống đỡ vách hố móng phải rút lên được để sử dụng lại.

4.4Khi độ sâu đặt móng thay đổi, việc đào đất, trong các hố móng, các đường hàophải làm từng cấp. Tỷ số chiều cao chia cho chiều dài của mỗi bậc do thiết kếquy định nhưng không được nhỏ hơn 1:2 ở các đất dính và 1:3 ở các đất khôngdính.

4.5Nếu trạng thái tự nhiên của đất nền có độ chặt và tính chống thấm không đạt yêucầu của thiết kế thì phải đầm chặt thêm bằng cách phương tiện đầm nén (xe lu,búa đầm ...).

Độnén chặt biểu thị bằng khối lượng thể tích hạt đất phải cho trước trong thiết kếvà phải đảm bảo nângcao độ bền, giảm thấp tính biến dạng và tính thấm nước của đất.

CHÚTHÍCH: Khối lượng thể tích hạt đất là khối lượng hạt rắn trong đơn vị thể tíchđất (cũng hay gọi là dung trọng khô) ký hiệu d.

4.6Việc lấp đầy khoảng trống giữa các móng bằng đất và đầm nén đất phải tiến hànhsao cho giữ nguyên được lớp chống thấm của các móng, của các tường tầng hầmcũng như của các đường ống ngầm đặt bên cạnh (như đường cáp, đường ống ...).

4.7Khoảng trống giữa các móng được lấp đầy đến cao trình đảm bảo sự thoát chảychắn chắn của nước mặt.

4.8Nước ngầm vào hố móng trong thời gian xây móng nhất thiết phải bơm ra, khôngcho phép lớp bê tông hay vữa mới thi công ngập nước chừng nào chưa đạt 30 %cường độ thiết kế. Để phòng ngừa vữa bị rữa trôi khỏi khối xây cần làm các rãnhthoát nước và các giếng thu nước. Việc hút nước ra khỏi hố móng phải tiến hànhcó chú ý đến những yêu cầu ở Điều 6 của tiêu chuẩn này.

Khiđặt các hệ thống tiêu nước cần tuân theo các yêu cầu về thành phần kích thướcvà các tính chất của những vật liệu thoát nước cũng như đảm bảo độ dốc đã quyđịnh của các hệ thống thoát nước.

4.9Khi độ sâu đặt móng thay đổi thì việc xây móng phải bắt đầu từ cao trình thấpnhất của nền. Các phần hoặc khối móng nằm cao hơn phải xây trên nền đã được đầmchặt của đất đắp, khoảng trống, giữa các phần hoặc khối móng nằm bên dưới.

4.10Trước khi xây móng, nền đất đã chuẩn bị phải được xác nhận bằng biên bản củahội đồng bao gồm bên giao thầu và bên nhận thầu, và khi cần thiết có đại diệncủa cơ quan thiết kế.

Hộiđồng này xác định sự đúng đắn về vị trí, kích thước và độ cao của đáy hố móng,các lớp đất thực tế và những tính chất của đất so với những số liệu đã dự tínhtrong thiết kế, đồng thời xác định khả năng đặt móng ở cao độ thiết kế hay caođộ đã thay đổi.

Khicần thiết, việc kiểm tra sự giữ nguyên các tính chất tự nhiên của đất nền hoặcchất lượng nén chặt đất nền phù hợp với thiết kế phải được tiến hành bằng cáchlấy mẫu để thí nghiệm trong phòng, bằng thí nghiệm xuyên.

4.11Khi xây móng cần kiểm tra độ sâu đặt móng, kích thước và sự bố trí trên mặtbằng cấu tạo các lỗ, các hốc, việc thực hiện lớp chống thấm, chất lượng các vậtliệu và các bộ phận kết cấu đã dùng. Khi chuẩn bị nền và lớp chống thấm củamóng nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra các công trình khuất.

5Nén chặt đất lún ướt

5.1Để nén chặt các đất lún ướt, phải áp dụng các biện pháp:

Trongphạm vi vùng biến dạng của nền hoặc một phần của nó, nén chặt bề mặt bằng vậtđầm nặng, làm đệm đất, đầm nén hố móng có hình dáng và chiều sâu đã định:

Trongphạm vi toàn bộ lớp lún ướt của nền, nén chặt sâu bằng cọc đất và thấm ướttrước.

Việclựa chọn một hoặc kết hợp một số các biện pháp nén chặt do thiết kế quyết định.

5.2Khi xây dựng nền trên các đất lún ướt phải có các biện pháp thoát nước mưa chokhu vực xây dựng.

5.3Việc nén chặt đất lún ướt phải tiến hành trên cơ sở tài liệu điều tra địa chấtcông trình, bao gồm những số liệu về nước ngầm ở khu xây dựng, về chiều dày lúnướt, về loại đất theo mức độ lún ướt, về độ lún khả dĩ do tải trọng móng vàtrọng lượng bản thân, cũng như về các đặc trưng của đất ở trạng thái thiênnhiên (dung trọng, tỷ trọng, giới hạn nhão, giới hạn lăn, độ lún ướt tương đối,áp lực lún ướt ban đầu ...).

5.4Các phương án thiết kế về nén chặt đất lún ướt phải bao gồm:

a)Khi nén chặt chặt bề mặt bằng búa đầm: mặt bằng và mặt cắt hố móng với các kíchthước của diện tích đầm nén và chu vi móng; các chỉ dẫn về độ sâu đầm chặt cầnthiết, về độ chặt yêu cầu và độ ẩm tối ưu cả đất, về việc chọn kiểu máy đầm nệnđất, về số lần đập của búa đầm và số lượt đầm của máy, về trị số giảm thấp caotrình bề mặt được đầm.

b)Khi làm các đệm đất: mặt bằng và mặt cắt của hố móng, các đặc trưng cơ lý củađất đắp, chỉ dẫn về độ dày của lớp đắp, về máy móc để đầm đất và chế độ làmviệc của nó, cũng như độ chặt của đất trong tầng đệm.

c)Khi đầm nện hố móng: những số liệu về quy hoạch hướng đứng của địa điểm xâydựng, mặt bằng bố trí và kích thước của các hố móng, những chỉ dẫn về việc bócbỏ và sử dụng lớp đất màu, về đầm chặt đất đắp thêm, về việc dùng các thiết bịtreo và các chế độ công tác của các máy móc đầm nện, về tính chất cơ lý của đấtnền.

d)Khi nén chặt bằng cọc đất: mặt bằng bố trí cọc với chỉ dẫn về đường kính vàchiều sâu của chúng, các yêu cầu về độ ẩm cũng như về độ chặt trung bình và tốithiểu của đất được đầm chặt, về đặc điểm của thiết bị được dùng, tổng trọnglượng của đất và trọng lượng từng phần đổ vào trong lỗ khoan, các chỉ dẫn vềchiều dày của lớp đất “đệm” và phương pháp loại nó bằng cách đầm chặt thêm hoặcbóc bỏ.

e)Khi nén chặt bằng cách thấm ướt trước: mặt bằng phân chia diện tích đầm chặttrên riêng từng khu vực có sự chỉ dẫn độ sâu và trình tự làm thấm ướt, vị trícác mốc sâu và mốc bề mặt, sơ đồ hệ thống ống dẫn nước, các số liệu về lượngnước tiêu thụ trung bình ngày đêm trên 1 m² diện tích nén chặt và thời gian làmướt mỗi hố móng hoặc mỗi khu vực. Còn trong trường hợp làm thấm ướt qua lỗkhoan, cần thêm mặt bằng bố trí các lỗ khoan có kèm chỉ dẫn về độ sâu và đườngkính của chúng, các phương pháp khoan và loại vật liệu thoát nước nhồi vào hốkhoan.

5.5Trước khi bắt đầu công tác đầm chặt phải xác định rõ thêm về độ ẩm và độ chặttự nhiên của đất ở độ sâu do thiết kế quyết định.

Nếuđộ ẩm tự nhiên của đất so với độ ẩm tối ưu thấp hơn 0,05 hoặc thấp hơn nữa thìnên tiến hành làm ẩm thêm bằng cách đổ nước. Lượng nước cần dùng A cho 1 m³ đấtđược xác định theo công thức:

trongđó:

ghlà trị số trung bình của khối lượng thể tích hạt của đất đầm, tính bằng tấntrên mét khối (T/m³);

W0là độ ẩm tối ưu, tính bằng đơn vị thập phân;

Wlà độ ẩm tự nhiên, tính bằng đơn vị thập phân;

klà hệ số kể đến sự mất nước do bốc hơi, k = 1,1.

5.6Việc đầm chặt thí nghiệm để xác định rõ thêm các thông số thiết kế là một công táccơ bản khi nén chặtđất lún ướt, cần phải làm trước trong quá trình xây dựng.

Nénchặt thí nghiệm được tiến hành tại một điểm khi lớp đất đồng nhất, còn khi lớpđất không đồng nhất thì tiến hành không ít hơn hai điểm đặc trưng chi khu vựcxây dựng.

Kíchthước của khu thí nghiệm lấy không nhỏ hơn (3,0 x 3,0) đường kính của đầm hoặcgấp đôi chiều rộngbộ phận công tác của máy đầm khi nén chặt bằng búa đầm và không nhỏ hơn 6 m x12 m khi nén chặtbằng lu lèn.

Khinén chặt sâu bằng cọc đất, khu đất thí nghệm nén chặt không bé hơn 3 cọc kềnhau được bố trí trên mặt bằng tại các đỉnh của tam giá đều có khoảng cách theothiết kế.

Việcnén chặt đất để thí nghiệm bằng thấm nước được thực hiện trong hố móng có chiềusâu 0,8 m và bềrộng bằng chiều dày lớp đất lún ướt, nhưng không nhỏ hơn 20 m.

5.7Phương pháp nén chặt đất thí nghiệm phải dự kiến tuân theo những yêu cầu nêudưới đây:

Khinén chặt bằng búa đầm cứ qua từng hai lần đập của búa (lần đi qua của máy đầm)lại dùng máy đo độ cao xác định sự giảm thấp bề mặt đầm chặt theo các cọc mốcđã đóng vào đất. Để kiểm tra chiều dày của lớp đầm chặt tại trung tâm diện tíchnén chặt phải xác định độ chặt, độ ẩm của đất qua từng khoảng 0,25 m theo chiềusâu và cho đến độ sâu bằng 2 lần đường kính búa đầm.

Khilàm các đệm đất nên tiến hành nén chặt thí nghiệm theo 3 phương án: số lần điqua của máy lu lèn 6.8và 10 hoặc số lần của búa nện (số lần đi qua của máy đầm nện) theo một vệt: 8;10 và 12. Việc nén chặt phải tiến hành (đối với tất cả các loại đất dùng làmnền) ít hơn ở ba giá trị độ ẩm của chúng; 1,2 W1; 1,0 W1 và 0,8 W1 (W1 là độ ẩm ở giớihạn lăn).

Saukhi nén chặt ở khu đất thí nghiệm phải xác định độ chặt, độ ẩm của đất đã được nénchặt ở hai caotrình ứng với phần trên và phần dưới của lớp nén chặt.

Tiếnhành đầm nén thí nghiệm do sự hạ thấp đáy hố móng sau từng hai lần đầm nện.Việc đo cao trình được thực hiện theo mặt trên búa đầm tại hai điểm đối xứngqua đường kính.

Đểkiểm tra kích thước vùng nén chặt tại trung tâm hố móng đào một giếng thăm cóchiều sâu băng hai lần đường kính hoặc hai lần bề rộng đáy búa đầm rồi lấy mẫuđất thử qua từng khoảng 0,25 m cách tâm theo chiều sâu và theo chiều ngang.

Đểxác minh kết quả thí nghiệm tầng nén chặt sâu bằng đất trên khu vực xây dựng,cần phải đào giếng kiểm tra sâu hơn 0,7 chiều dày tầng lún ướt; đồng thời xácđịnh độ ẩm và độ chặt của đất qua từng khoảng 0,5 m cho đến độ sâu 3,0 m; còndưới nữa thì cách nhau 1,0 m. Tại mỗi mức ngang cần xác định độ chặt của đất ở haiđiểm trong phạm vi mỗi cọc đất và trong khoảng giữa các cọc.

Đểquan sát độ lún sụt của đất được nén chặt trong quá trình thấm ướt thí nghiệm,nên đặt tại đáy của hố móng và bên ngoài nó theo hai cạnh thẳng góc nhau của hốmóng các mốc bề mặt cách nhau 3,0 m trên khoảng cách bằng 1,5 chiều dày của lớpđất lún ướt, còn ở trung tâm hố móng bố trí một nhóm mốc theo chiều sâu cáchnhau 3,0 m trong phạm vi toàn bộ chiều dày tầng lún ướt.

5.8Khi hoàn thành việc nén chặt thí nghiệm phải ghi thành những biên bản, trong đóthuyết minh rõ những trị số đề nghị về độ chối khi nén chặt đất và làm đệm đất,bằng các máy đầm khác nhau, những đồ thị quan hệ giữa mức giảm thấp bề mặt đấtđầm và đáy của hố móng được đầm nện với chế độ làm việc máy đầm, những số liệuvề số lần đập cần thiết cho một phần đất đổ vào trong hố khoan khi làm cọc đất,những đồ thị lún của các mốc bề mặt và mốc sâu, lượng nước đã tốn khi làm ướtđất và những kết quả khác về đầm chặt thí nghiệm để quy định công nghệ của cáccông việc chính nhằm bảo đảm những chỉ tiêu thích ứng về chất lượng và thời hạn.

5.9Việc nén chặt bề mặt của đất bằng búa đầm nện phải được thực hiện theo các yêucầu:

a)Khi đào hố móng và các hào nên tiến hành riêng từng đoạn và tùy theo năng suấtcủa máy mà tính toán chọn kỹ kích thước của chúng thích hợp để giữ được độ ẩmtối ưu của đất ở móng lộ thiên suốt trong thời gian đầm nện.

b)Làm ẩm thêm đất, phải tưới đều lượng nước tính toán trên toàn bộ diện tích cầnlàm ẩm; đồng thời việc đầm đất chỉ được bắt đầu sau khi nước tưới đã thấm hếtvà đất trên bề mặt se lại đạt độ ẩm gần bằng độ ẩm tối ưu.

c)Nén chặt đất trong phạm vi từng đoạn phải tiến hành thành chu kỳ, chuyển tiếptừ vệt này đến vệt khác; khi độ sâu đặc móng khác nhau, nén chặt đát nền bắtđầu từ cột cao hơn.

d)Sau khi kết thúc đầm chặt bề mặt, lớp đất bị tơi ở phía trên cần phải đầm lạibằng cách đập nện của búa đầm từ độ cao 0,5 m đến 1,0 m ứng với độ ẩm tối ưu.

5.10Xây dựng các đệm đất phải thực hiện trong hố móng đào thấp hơn cốt thiết kế chônmóng một độ sâubằng chiều dày đệm đất và tuân theo các yêu cầu:

a)Chiều dày mỗi lớp đất đổ nền lấy tùy thuộc vào khả năng đầm chặt của máy mócđược sử dụng;

b)Đất để làm đệm đất nền đưa đến hố móng ở trạng thái độ ẩm tối ưu hoặc tiến hànhlàm ẩm thêm chúng đến độ ẩm tối ưu tại nơi san đầm.

c)Chỉ sau khi đã kiểm tra chất lượng nén chặt và nhận được những kết quả thỏa mãncủa lớp trước thìmới tiến hành rải đất lớp tiếp theo.

5.11Đầm nền hố móng cần phải thực hiện theo các yêu cầu sau:

a)Đầm hố dưới móng đơn nên thực hiện cùng một lúc trên tất cả chiều sâu của hố vàkhông thay đổi vị trí thanh định hướng cho máy đầm.

b)Làm ẩm thêm đất (trong trường hợp cần thiết) nên tiến hành từ cốt đáy hố đến độsâu không bé hơn 1,5lần chiều rộng của hố.

4.12Nén chặt sâu nền đất bằng cọc đất phải tiến hành theo các yêu cầu:

a)Khoan bằng máy khoan đập phải thực hiện ở độ ẩm thiên nhiên của đất. Các máyphải ổn định, còn thanhđịnh hướng của búa đập phải thật thẳng đứng; nên tiến hành khoan lỗ bằng búađập có đường kính nhỏ hơn 0,45 m và trọng lượng không bé hơn 3 T, rơi từ độ cao0,8 m đến 1,2 m.

b)Cho phép tạo lỗ bằng phương pháp nổ mìn, nếu độ ẩm của đất ở giới hạn lăn, cònkhi độ ẩm nhỏ thì đất cần phải làm ẩm thêm; trong trường hợp không có những chỉdẫn trong thiết kế, các lỗ mìn được khoan với đường kính 80 mm, còn thuốc nổ làloại am-mô-nit N°9 hay N°10 có trọng lượng 50 g mỗi viên với số lượng năm viênđến mười viên trên một mét dài của lỗ; khi tạo lỗ bằng phương pháp nổ nên làmtừng lỗ một; còn những lỗ khác, chỉ sau khi đổ đất và đầm chặt từng lớp trongnhững lỗ đã nổ mìn xong.

c)Trước khi đổ đất vào mỗi lỗ đã được nổ mìn phải tiến hành đo độ sâu của nó;trong trường hợp phát hiện thấy đất đùn lên ở đáy hố cao dưới 1,5 m thì phảiđầm lại hai mươi lần bằng búa đầm; nếu đất đùn ở đáy cao hơn 1,5 m thì phải làmlại lỗ mới.

d)Để đầm chặt đất các lỗ khoan nên ưu tiên dùng các máy khoan đập để bảo đảm khảnăng sử dụng đấtcó độ ẩm chênh lệch so với độ ẩm tối ưu trong khoảng từ 0,02 đến 0,06.

5.13Việc nén chặt đất bằng phương pháp thấm ướt trước cần thực hiện theo các yêucầu:

a) Hố móng hoặc riêngmột vùng nào đó trước khi thấm ướt cần phải được đào bỏ các lớp đất đắp và câycỏ; đáy của hố móng được san phẳng bằng cách gọt đất.

b) Thực hiện việc thấmướt bằng cách làm ngập nước hố móng giữ mực nước cách đáy khoảng từ 0,3 m đến0,8 m, và kéo dài cho đến khi thấm ướt toàn bộ chiều dày lớp đất lún ướt và đạtđến độ lún ổn định nhỏ hơn 1 cm trong một tuần.

c) Trong quá trìnhthấm ướt trước cần phải tiến hành theo dõi một cách có hệ thống độ lún của cácmốc bề mặt và các mốc sâu cũng như lượng nước tiêu thụ; việc đo cao các mốc cầnđược tiến hành không ít hơn một lần trong năm ngày đến bảy ngày.

d) Cần chú ý xác địnhđộ sâu thấm ướt theo kết quả xác định độ ẩm của đất qua mỗi mét chiều sâu trêntoàn bộ chiều dày lớp lún ướt.

5.14Chất lượng nén chặt đất cần kiểm tra bằng cách xác định độ chặt của đất khichặt bằng búa đầm theo từng độ sâu từ 0,25 m đến 0,50 m còn khi nén chặt từnglớp bằng lu lèn tại giữa mỗi lớp; số lượng các điểm xác định độ chặt được xác địnhtừ tính toán là mỗi điểm cho 300 m² diện tích được nén chặt và cần phải lấy ítnhất hai mẫu thử khi nén chặt bằng búa đầm và ba mẫu thử trong mỗi lớp khi nénchặt từng lớp lu lèn. Khi nén chặt đất có độ ẩm tối ưu bằng đầm trọng lực, chấtlượng nén chặt được phép kiểm tra bằng cách xác định độ chối theo sự tính toánmỗi lần thử cho 100 m² đất nén chặt.

Chấtlượng nén chặt bằng cọc đất được kiểm tra bằng cách xác định độ chặt của đấtnén chặt ở độ sâu chôn móng tại vùng giữa ba cọc đất bố trí theo hình tam giácđều; số lượng các điểm kiểm tra được quy định cứ mỗi điểm thử cho 1 000 m² diệntích nén chặt. Khoảng cách thực tế và độ sâu của chúng cần phải phù hợp vớithiết kế. Nếu khoảng cách giữa các tấm cọc đất lớn hơn thiết kế khoảng 0,4 lầnđường kính thì phải làm thêm các cọc bổ sung.

Chấtlượng đất nén chặt bằng bất cứ phương pháp thi công nào cũng được xem là thỏamãn, nếu độ chặt trung bình của đất trong nền được nén chặt phù hợp với thiếtkế. Độ chênh lệch cho phép (độ chặt bé hơn thiết kế) không được vượt quá 0,5 T/m³và chiếm không nhiều hơn 10 % tổng số lần xác định.

5.15Những kết quả của công tác nén chặt đất lún ướt phải ghi vào trong các nhật kýthích hợp (Phụ lục A và Phụ lục B).

Nghiệmthu công tác nén chặt đất lún ướt tiến hành theo các số liệu xác định độ chặtvà ẩm của đất đã được đầm chặt và lập các biên bản.

6Hạ thấp mực nước trong xây dựng

6.1Các quy tắc trong phần này được áp dụng cho công tác hạ thấp nhân tạo mực nước ngầmbằng cácbiện pháp tháo nước lộ thiên. Rãnh tiêu nước giếng lọc kiểu ống châm kim,phương pháp chân không, phương pháp điện thấm và phương pháp lỗ khoan hạ mựcnước lộ thiên. Những phương pháp đó được dùng riêng biệt hoặc phối hợp với nhautrong thời kỳ xây dựng nhà và công trình.

6.2Chọn các biện pháp hạ thấp mực nước cần phải chú ý đến tình hình thiên nhiên,kích thước vùng làmkhô cạn, các phương pháp thi công ở hố móng và vùng lân cận nó, thời gian kéo dàicủa chúng và cácđiều kiện địa phương khác của công trường xây dựng.

Khithực hiện công tác hạ thấp mức nước cần phải nghiên cứu các biện pháp chống sựphá hoại các tính chất tự nhiên của đất trong nền các công trình đã có hoặc mớixây dựng và các biện pháp ngăn ngừa sự phá hoại ổn định các mái dốc và đáy hốmóng.

Cầnphải phối hợp các công tác hạ thấp mực nước với công tác đất và các công tác xâydựng khác trong vùng hoạt động của hệ thống hạ thấp mực nước về thời gian và kỹthuật thi công; cũng như về các điều kiện bố trí các phương tiện kỹ thuật.

6.3Biện pháp tháo nước lộ thiên có thể dùng trong các điều kiện, đất khác nhau vàở độ sâu khác nhau, nếu việc tuân thủ tất cả các yêu cầu ở 6.2 không gặp khókhăn.

6.4Các rãnh tiêu nước trong dạng kênh và hào lộ thiên hoặc lấp đầy vật liệu thấm,cũng như các ống tiêu nước có lấp lớp chống thấm xung quanh được phép bố tíchẳng những ở ngoài hố móng mà ngay cả trực tiếp ở trong hố móng. Cho phép lắpđặt các rãnh tiêu nước kiểu hành lang ngầm trong trường hợp dùng chung sau nàytrong thời kỳ sử dụng thường xuyên công trình.

6.5Phương pháp giếng lọc kiểu ống châm kim nên sử dụng trong đất không phân lớp vàcó hệ số thấm từ một ngày đến năm mươi ngày đêm; đồng thời khi sử dụng nó nêntrang bị các loại máy bơm có thể hạ mực nước ngầm một cấp đến độ sâu nhỏ hơn 4m đến 5 m cách trục bơm.

6.6Phương pháp chân không (khi đó chân không được phát triển trong vùng thấm củakhu lấp nước nên dùng trong các đất có hệ số thấm từ 0,05 m một ngày đêm đến2,00 m một ngày đêm.

Khiđộ sâu cần hạ thấp mực nước ngầm nhỏ hơn 6 m đến 7 m thì dùng các thiết bị hạthấp mực nước và các ống lọc châm kim có lớp bọc xung quanh.

Khiđộ sâu cần hạ thấp mực nước ngầm nhỏ hơn 10 m đến 12 m thì dùng ống kim lọcphun có lớp bọc xung quanh.

Khicó các lớp đất chứa nước và không thấm nước thì dùng thiết bị chân không hạ mứcnước có các giếng khoan chân không đồng tâm và có thể hạ mực nước ngầm đến 22m.

6.7Phương pháp điện thấm, trong đó việc rút khô nước cho đất xảy ra dưới tác dụngcủa lực điện thấm xuất hiện khi cho đi qua đất dòng điện 1 chiều, nên dùngtrong đất khó thấm và có hệ số thấm nhỏ hơn 0,05 m một ngày đêm và xem như làbiện pháp tăng cường hiệu quả làm khô đất ít thấm đến độ sâu tùy thuộc vàothiết bị chính để hạ thấp mực nước.

6.8Lỗ khoan hạ mực lộ thiên (thông với khí quyển) nên dùng các loại sau đây:

a) Các giếng khoanđược trang bị bằng các máy bơm dùng khi độ sâu yêu cầu hạ thấp mực nước ngầmkhá lớn (bắt đầu từ 4 m hoặc sâu hơn) cũng như khi độ sâu hạ mực nước không lớn(nhỏ hơn 4m) nhưng dùng bộ ống lọc châm kim gặp khó khăn do lượng nước chảy vào nhiều,diện tích cần làm khô lớn và khu đất chật hẹp;

b) Các lỗ khoan tựphun có độ nghiêng khác nhau dùng để khử áp lực thừa trong tầng chứa nước cóáp; cũng như để hạ mực nước ở sâu (các giếng khoan ngang trên mái dốc của hốmóng lộ thiên, các thiết bị lấy nước kiểu tia, các lỗ khoan ngược từ hầm lò);

c) Các giếng thu nước ngầmxuống các tầng nằm phía dưới dùng để hạ mực nước trong các điều kiện khi phíatrên có lớp chứa nước, ở giữa là lớp không thấm nước và dưới cùng là những lớpkhông chứa nước nhưng có hệ số thấm không bé hơn 10 m một ngày đêm, hoặc khi độchênh áp lực của các tầng chứa nước khác nhau nhiều;

d) Các thiết bị lọcxuyên (qua đó nước ngầm xâm vào chúng và sẽ được tháo vào hầm ngầm) dùng để hạmực nước ở sâu trong các điều kiện khi trên khu đất có hoặc đang xây dựng nhữnghầm lò hoặc những hào thoát nước ngầm trong thời kỳ khai thác.

6.9Tài liệu khảo sát địa chất thủy văn và địa chất công trình cần cho công tác hạmực nước gồm có:

- Các số liệu chungvề điều kiện thiên nhiên của vùng xây dựng với sự mô tả địa thế và địa hình củakhu đất, các hồ chứa nước và các dòng nước chảy ở gần nó;

- Đặc trưng về cấutạo địa chất công trình và tính chất cơ lý của đất, về lớp chứa nước, nguồn vàvùng cung cấp chúng, sự liên hệ lẫn nhau giữa chúng, đường tiêu nước ngầm tựnhiên, thành phần hóa học và nhiệt độ của chúng.

- Các hệ số thấm, dẫnáp, dẫn nước và bài nước của đất được xác định nhờ sự hút nước thí nghiệm, đốivới việc hạ thấp mực nước bằng điện thấm thì bổ sung thêm hệ số điện thấm và điệntrở ôm của đất.

- Bản đồ phân bố cáclớp chứa nước có ghi rõ địa hình của mái và đáy của chúng, cũng như các đườngđồng mức nước hoặc đường thủy đẳng áp;

- Mặt cắt và trụ địachất của vùng hạ mực nước và khi cần thiết có cả mặt cắt và trụ địa chất trongphạm vi khu vực phân bố các lớp chứa nước, cho đến vùng cung cấp và thoát nước.Các mặt cắt và trụ địa chất này phải lập đến độ sâu của tầng không thấm nướcchính.

6.10Các giải pháp thiết kế về hạ mực nước cần phải có:

- Mô tả các số liệugốc về những vị trí thích hợp để thu nước ngầm và hút ra;

- Đặc điểm của cáccông trình đã và đang xây trên khu vực xây dựng, cũng như các phương pháp vàthời hạn của công tác xây dựng, cũng như các phương pháp và thời hạn của côngtác xây dựng “chu trình không”;

- Cơ sở của các biệnpháp chấp nhận dùng để hạ mực nước, giải pháp chung của hệ thống hạ mức trìnhbày các kết quả tính toán về hạ mực nước, các hình vẽ các công trình dẫn nướcvà hạ mực nước và các giải pháp về xây dựng và bảo vệ chúng chống ăn mòn, bảnliệt kê các trang thiết bị, các giải pháp về cung cấp năng lượng, khối lượng vàthời hạn hoàn thành; các chỉ dẫn về nguồn điện, về điện áp làm việc và về cườngđộ dòng điện một chiều chuyển đến các điện cực khi tiêu nước bằng điện.

- Bố trí các lỗ khoantrắc và các ống đo áp, cũng như các chỉ dẫn về quan trắc hạ thấp mực nước ngầm.

6.11Trong thiết kế hạ mực nước đòi hỏi thời gian lâu dài cần phải nghiên cứu việcthực hiện từng giai đoạn công tác và đưa dần các thiết bị hạ mực nước vào hoạtđộng.

Trongcác trường hợp phức tạp, khi mà tài liệu khảo sát không có đầy đủ cơ sở để tínhtoán hạ mực nước hoặc không có khả năng để chọn lựa cuối cùng hệ thống hạ mựcnước và các thiết bị hạ mực nước, thì trong thiết kế nên đề ra việc thi côngthử và các kết quả của chúng sẽ được dùng để đưa những sửa đổi vào thiết kế.

6.12Trong thiết kế hạ mực nước ngầm cần phải xác định bằng tính toán:

a) Mức giảm thấp củanước ngầm tại các điểm tính toán, trong đó có cả những nơi bố trí hạ mực nước ởcác giai đoạn xây dựng khác nhau;

b) Lượng nước chảy đếncác thiết bị và tất cả hệ thống hạ mực nước ngầm theo từng giai đoạn phát triểncủa nó;

c) Năng suất, khả nănglưu thông, kích thước, số lượng, sự bố trí và các thông số khác của các thiếtbị hạ mực nước tháo nước và thu nước.

Trongtrường hợp cần thiết, thời gian để đạt được mức hạ thấp yêu cầu của nước ngầmtheo yêu cầu cũng phải xác định bằng tính toán.

6.13Các tính toán về hạ mức nước nên thực hiện trên cơ sở định luật thấm tuyến tínhv = k.i. Các phương trình dòng chảy của nước ngầm khi chế độ thấm ổn định và hệthống hệ mực nước hoàn chỉnh (các hố khoan sâu đến lớp không thấm nước) códạng:

Đốivới dòng chảy phẳng:

Đối với dòng hướng tâm:

trongđó:

v là tốc độ thấm,tính bằng mét trên ngày đêm (m/ngày đêm);

klà hệ số thấm, tính bằng mét trên ngày đêm (m/ngày đêm);

ilà gradien thủy lực;

Qlà lưu lượng nước, tính bằng mét khối ngày đêm (m³/ngày đêm);

mlà chiều dày của lớp chứa nước khi thấm có áp hoặc chiều dày trung bình củadòng chảy bằng  khithấm không có áp, tính bằng mét (m);

Hlà cột áp nước ngầm, tính bằng mét (m);

y là cột áp tại điểmtính toán, tính bằng mét (m);

llà chiều dài khu vực tính toán toán của hệ thống thẳng hạ mực nước, tính bằngmét (m);

x là khoảng cách từtrực hệ thống thẳng hạ mực nước hoặc từ trung tâm hệ thống vòng vây hạ mực nướcđến điểm tính toán, tính bằng mét (m);

Rlà bán kính vùng giảm áp (vùng ảnh hưởng) đại lượng của nó được xác định trên cơsở của những số liệu về các nguồn và điều kiện cung cấp nước của lớp chứa nước,còn trong trường hợp ở trong vùng làm việc có hồ chứa nước thì đại lượng đó lấynhư sau:

+Khi dòng chảy phẳng lấy bằng khoảng cách từ trung tâm hệ thống hạ mực nước đếnhồ chứa.

+Khi dòng hướng tâm lấy bằng 2 khoảng cách nói trên.

6.14Khi thiếu các số liệu nguồn và điều kiện cung cấp nước của tầng chứa nước thìcho phép xác định bán kính của vùng giảm áp bằng tính toán theo các công thứcsau:

- Khi thấm không áp:R = A + 2S (4)

- Khi thấm có áp: R= A + 10S  (5)

trongđó:

A là bán kính tínhđổi của hệ thống hạ mực nước, tính bằng m. Đối với hệ thống hạ mực nước

vòngvây có tỉ số các cạnh của nó nhỏ hơn 10 thì A = ; Khi tỷ số các cạnhcủa nó lớn hơn 10 và đốivới hệ thống hạ mực nước thẳng và ngắn thì, lấy A = 0,02 l; còn đối với hệthống hạ mực nước thẳng và dài, lấy A = 0;

Flà diện tích được vây xung quanh bơi thiết bị hạ mực nước, tính bằng mét vuông(m²);

S là mức giảm áp mựcnước ngầm trong vùng lấy nước (trong hố móng) tính từ mực nước ngầm ban đầu,tính bằng mét (m).

6.15 Trong các trườnghợp lớp không thấm nước sâu, lượng giảm thấp yêu cầu của mực nước ngầm dưới đáyhố móng cần được xác định tùy theo tốc độ phục hồi mực nước khi các máy bơm tắtvì sự cố. Trong trường hợp vị trí của lớp không thấm nước ở cao thì nên căn cứvào tình hình thực tế về độ sâu đạt được của việc hạ thấp mực nước và việc dùngcác biện pháp phụ thêm để bảo vệ hố móng chống sự phá hoại dòng chảy của nướcngầm.

Mứcgiảm thấp yêu cầu và trị số cột áp cho phép trong tầng chứa nước có áp nằm dướiđáy hố móng được xác định từ điều kiện bảo đảm sự ổn định của đất trong nền vàngăn ngừa nước bục vào trong hố móng.

6.16 Cho phép dùngphương pháp thay thế dần trạng thái ổn định để tính toán hạ mực nước khi chế độthấm của nước ngầm không ổn định. Phương pháp này giả thiết rằng tại mỗi thờiđiểm dòng thấm của nước được xem như là ổn định; đồng thời, bán kính đường giảmáp xác định phụ thuộc vào thời gian cho đến khi nó đạt trị số tương ứng với giátrị ở chế độ thấm ổn định.

Trongtrường hợp thực hiện công việc hạ mực nước lớn và chế độ thấm không ổn định kéodài, cần thiết phải tính toán các điều kiện đặc biệt về sự cung cấp nước ngầm,về việc dùng giếng và rãnh thoát nước chưa hoàn chỉnh (chưa đến lớp không thấmnước) và trong trường hợp phức tạp khác, cho phép tính toán hạ mức nước dựatrên sự cân bằng các nguồn dự trữ động và tĩnh của nước ngầm; dùng phương phápchia đoạn, phương pháp tương tự thủy điện động và mô hình hóa cũng như cácphương pháp dựa trên thuyết chế độ đàn hồi.

6.17 Vị trí của cácgiếng thoát nước, số lượng và độ sâu của chúng cần phải xác định dựa trên lưulượng của nước ngầm và mực nước hạ thấp cần thiết.

Năngsuất tính toán của một giếng qckb không được vượt quá năng suất giớihạn cho phép lấy theo số liệu thí nghiệm có loại trừ lượng hạt đất mang theo.

Trongtrường hợp có số liệu thí nghiệm cho phép xác định qckb theo điềukiện:

qckb < 200ld                         (6)

trongđó:

lvà d là chiều dài và đường kính phần có thấm ướt của thiết bị lọc.

Lượngnước tối ưu chảy vào, cột áp phát triển và công suất của động cơ điện các máybơm cần phải thích ứng với năng suất tính toán của giếng.

6.18 Các ống hút, cácbơm của thiết bị lọc châm kim, các bể chứa tuần hoàn, các máng tập trung nếunước bố trí ở cao trình thấp trong điều kiện cho phép. Đối với các thiết bị hạmực nước đặc trong phạm vi các mái dốc, cần phải nghiên cứu trước nơi đặt máyvà các bờ bảo hộ.

Cácgiếng chân không đồng tâm cần phải được sắp đặt sao cho tránh được không khíxuyên qua đất và rò vào trong giếng hút, khoảng cách nhỏ nhất từ bộ phận lọccủa giếng đến mặt đất không được nhỏ hơn 3 m.

6.19 Các bể thu nước vàcác kênh thoát nước của hệ thống thoát nước lộ thiên, nói chung nên bố tríngoài phạm vi nền công trình. Trong điều kiện chật hẹp phải đặt các bể chứanước trong phạm vi của nền thì cần phải gia cố chúng cho vững chắc. Các tườngthấm và đáy của bể chứa phải được bảo vệ chống xói lở. Chiều rộng của đáy cáckênh thoát nước không được nhỏ hơn 0,3 m; còn độ dốc của nó phải bảo đảm 0,002đến 0,005. Mái dốc và đáy của các kênh thoát nước trong đất bị đùn nên gia cốchắc chắn.

Khikhông có khả năng thu nước vào rãnh thoát hiện có hoặc thu và hố chứa tự nhiênở ngoài vùng ảnh hưởng của hệ thống hạ mực nước thì cần phải làm các ao chứanước.

6.20 Số giếng thoát nướccó trang bị máy bơm để dự trữ tiến hành khi hạ mực nước ngầm không được lớn hơn20 % số lượng giếng tính toán của toàn hệ thống. Số lượng giếng dự trữ của cáchệ thống lớn có thể tính toán chính xác theo thiết kế.

Cáchệ thống hạ mực nước để đề phòng lớp không thấm nước bị vỡ, phải được bảo đảmbằng các giếng tự thoát dự trữ. Các giếng này được khoan sâu đến đáy hố móng.

6.21 Tại các trạm bơmhút nước lộ thiên cần đặt các máy bơm dự trữ. Số lượng máy bơm dự trữ vàokhoảng 50 % số bơm đang làm việc khi số bơm này lớn hơn 1 và khoảng 100 % nếuchỉ có 1 bơm hoạt động.

6.22 Đối với các đốitượng xây dựng mà nếu ngừng hút nước có thể phá hoại khả năng thi công an toànthì nên thiết kế 2 nguồn cung cấp điện độc lập cho hệ thống hạ mực nước.

6.23 Trước khi bắt đầucông tác hạ mực nước cần phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các nhà và côngtrình ở trong vùng thi công, nắm rõ tình hình các đường giao thông ngầm hiện cóvà tiến hành san bằng và dọn sạch khu vực bố trí các thiết bị thoát nước và hạmực nước.

6.24 Trong quá trình hạmực nước cần phải bảo đảm sự điều chỉnh cơ động các chế độ làm việc của hệthống bằng cách tắt toàn bộ, một phần hoặc định kỳ các tổ máy bơm theo mức độgiảm lưu lượng nước hút ra. Hệ thống hạ mực nước phải trang bị thêm các thiếtbị bảo đảm phát tín hiệu đến nơi điều phối và cắt tự động bất kỳ tổ máy nào.

6.25 Khi khoan các giếngvà đặt thiết bị lọc vào giếng nên chú ý đến các yêu cầu:

a) Khoan các giếngbằng phương pháp đập treo cần phải tiến hành như thế nào để chân ống chèn xuốngsâu vào trong đất và thấp hơn đáy hố khoan không ít hơn 0,5 m; còn việc nângống hút bùn phải được tiến hành với tốc độ không cho phép hút đất quá đầu dướicủa ống chèn; khi khoan xuyên qua đất có khả năng tạo thành những vỉa cách nướccục bộ thì trong lỗ của ống chèn cần phải giữ mực nước cao hơn mực nước ngầm ổnđịnh.

b) Độ lệch theo phươngthẳng đứng cả các giếng dùng để lắp các bơm sâu có trục truyền động không đượcvượt quá 0,005 chiều sâu của giếng;

c) Được phép khoan cácgiếng hạ mực nước bằng phương pháp xói rửa đất sét nếu trước đó trên khu đất,bằng thí nghiệm, đã xác định được hiệu quả tách hạt sét.

d) Trước khi hạ cácthiết bị lọc và rút các ống chèn trong các giếng cần phải làm sạch vùn cặn dokhoan; lỗ hổng phía trong ống chèn của các giếng được khoan trong đất cát hoặccát có chứa nhiều hạt sét, cũng như trong các lớp xen kẹp tầng chứa nước vàkhông thấm nước cần phải được xói rửa bằng nước; cần phải trực tiếp tiến hànhđo đạc kiểm tra độ sâu của giếng trước khi đặt các thiết bị lọc;

e) Khi khoan các giếngcần phải lấy mẫu thử để xác định chính xác ranh giới các lớp chứa nước và thànhphần hạt của đất.

6.26 Khi hạ vào đất cácthiết bị lọc hoặc các ống chèn bằng phương pháp xỏi rửa cần phải đảm bảo truyềnnước liên tục, và sau khi gặp đất thấm nước mạnh thì nên truyền thêm khí nénvào đáy.

Cácthiết bị lọc kiểu ống châm kim cần được hạ chìm bằng phương pháp thủy lực, trừcác trường hợp gặp các lớp đất chặt hoặc những tạp chất không cho phép xói rửa,khi đó các ống lọc châm kim được đặt trong các giếng khoan bằng phương pháp cơhọc.

6.27 Các thiết bị lọccủa các giếng hạ mực nước cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Lưới hoặc tấm đụclỗ của bộ lọc không được tách, lỏng chỗ nối và lỗ thủng quá kích thước quyđịnh; cuộndây kim loại cần phải giữ đều đặn các khe hở giữa các vòng quấn; bộ lọc bằngbăng định hình không được biến dạng mặt trụ và hỏng “các khóa” giữa các vòngquấn; các khối rỗng của thiết bị lọc không được có vết nứt và hư hỏng các mépbiên.

b) Bộ lọc dùng để lắpvào trong các giếng được khoan trước cần phải trang bị đèn chiếu sáng để địnhtâm cột thấm đối với ống chèn: còn bộ lọc dùng khi hút nước ngầm có tính chấtxâm thực cần phải có các lớp phủ chống ăn mòn;

c) Các ống của bộ phầnlọc các chi tiết phía trên ống lọc cũng như những đường ống dẫn có áp và ốnghút, không được móp méo hoặc những vết xây xát.

d) Nếu giếng hạ mựcnước xuyên qua một vài tầng chứa nước bị làm cạn, thì các thiết bị lọc cần phải được dự tính chomỗi tầng của chúng.

6.28 Khi đặt các thiếtbị lọc vào giếng khoan trước trong đất mềm, xung quanh phần lọc của giếng, cầnphải lấp bằng vật liệu cát, sỏi đã chọn lựa và rửa sạch, vật liệu này khôngchứa các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,5 mm và lớn hơn 7,0 mm.

Thànhphần của lớp lấp xung quanh cần phải chọn lựa theo điều kiện:

D50là đường kính của hạt mà hàm lượng các hạt nhỏ hơn nó chiếm 50 % trọng lượngvật liệu lớp lấp.

d50là đường kính của hạt mà hàm lượng của hạt nhỏ hơn nó chiếm 50 % trọng lượngvật liệu lớp đất trong lớp chứa nước hoặc lớp ngoài khối lấp.

Đườngkính của các lỗ hay chiều rộng của các khe hở của thiết bị lọc không lớn hơn D50của lớp lấp trực tiếp kề bộ lọc. Chiều dày của lớp lấp (bọc xung quanh) đượcxác định từ 2 điều kiện sau đây:

D80là kích thước của hạt mà hàm lượng các hạt nhỏ hơn nó chiếm 80 % trọng lượngvật liệu trong lớp lấp;

Dlà đường kính ngoài của thiết bị lọc.

Chiềudày của lớp lấp xung quanh bộ lọc (bao gồm tấm đục lỗ, cuộn dây kim loại, ốngcó nhiều lỗ và khe hở) không được nhỏ hơn 60 mm.

6.29 Khi lấp xung quanhcác thiết bị lọc cần chú ý các yêu cầu sau đây:

a) Đổ san vật liệu đểlấp phải tiến hành đều đặn và liên tục theo từng lớp có độ cao không lớn hơn bamươi lần chiều dày của lớp lấp; sau mỗi lần nâng ống chèn, trên chân nó phải đểlại lớp lấp cao hơn 0,5 m;

b) Giới hạn trên củalớp bọc giếng chân không đồng tâm phải nằm cao hơn cốt mép trên của thiết bịlọc ít nhất 1 m, còn từ trên lớp lấp đến mặt đất cần phải đệm đất sét;

c) Khi thi công lớplấp của bộ lọc châm kim cần chọn lưu lượng của tia xói và tốc độ hạ bộ lọc châm kim như thế nào đểđường kính của giếng khoan theo toàn bộ chiều cao không nhỏ hơn 150 mm; khi lấpđầy khe hở hình khuyên nên cung cấp liên tục dòng xói và giảm lưu lượng của nóđến mức chỉ có thể làm trôi đi các hạt sét và hạt bụi; trong khoảng trống củaống lọc châm kim ở độ sâu cách miệng giếng khoan không nhỏ hơn 1 m cần phảinhồi đất sét.

6.30 Phải kiểm tra sựhút nước của các giếng khoan bằng cách đổ nước sau khi đặt các thiết bị lọc. Nếu trong giếngkiểm tra thấy sự hút nước rất chậm so với các nơi khác thì nên xác định nguyênnhân của tình trạng đó và dùng các biện pháp để phục hồi khả năng hoạt động củagiếng.

Saukhi kiểm tra sự hút nước của các giếng cần phải nhanh chóng tiến hành bơm hếtnước ngầm ra cho đến khi giếng nước hoàn toàn trong. Khi bơm nước ra từ cácgiếng được trang bị máy bơm phun phải dẫn nước bẩn bơm lên và nước thi côngcùng về một phía để tránh làm bẩn nước lưu thông.

6.31 Khi lắp các máybơm, các đường ống dẫn có áp và ống hút nước chảy ra cần bảo đảm thật kín tấtcả các chỗ nối. Cần tiến hành lắp các máy bơm trong các giếng sau khi đã kiểmtra tính chất thông suốt của các giếng bằng một khuôn mẫu dài 5 m và có đườngkính lớn hơn đường kính của máy bơm 50 mm. Mỗi máy bơm phải trang bị thêm khóaở chỗ chảy ra, còn các máy phun nước hai van nút (ở chỗ phân nhánh cách ống dẫnvà ở chỗ chảy ra).

Cácđoạn ống dùng làm cột áp trong các giếng cần phải được làm sạch và kiểm tra độkín bằng cách thử rò ở áp lực nước cao hơn áp lực tính toán là 50 %.

6.32 Các ống dẫn củathiết bị hạ mực nước cần được đặt trên những gối tháo lắp dọc theo bề mặt đã được san phẳng.

- Với độ dốc khôngnhỏ hơn 0,001 kể từ máy bơm đến các ống phân phối có áp và với độ dốc không nhỏ hơn 0,005 từ bểchứa tuần hoàn đến ống thu nước không áp;

- Các ống hút có độnghiêng không nhỏ hơn 0,005 kể từ máy bơm.

6.33 Khi đặt các thiếtbị tiêu nước dạng ống nến làm các giếng kiểm tra cách nhau 50 m dọc theo chiềudài của các rãnh tiêu nước thẳng dòng và ở các nơi thay đổi hướng của chung.

Cácống tiêu nước phải được tính toán độ bền, có đường kính không nhỏ hơn 100 mm vàkhả năng dẫn nước thích ứng với dòng chảy. Cần phải bố trí chúng cách côngtrình khoảng 0,6 m đến 0,8 m và đặt với độ nghiêng không nhỏ hơn 0,002. Các ốngtiêu nước đặt dưới công trình phải có vỏ bảo vệ. Lớp lấp bọc xung quanh cácthiết bị lọc của các giếng hạ mực nước. Chiều dày của mỗi lớp lấp bọc xungquanh không được nhỏ hơn 150 mm còn lớp trực tiếp nằm kề ống phải thoả mãn cácđiều kiện:

 khi các lỗ trong ống tiêu nước là hình tròn.

khi các lỗ là khe hở;

trongđó: d là đường kính của lỗ tròn hay chiều rộng của các khe ống.

6.34 Trước khi nghiệmthu và đưa hệ thống hạ mực nước vào sử dụng phải tiến hành bơm hút thử. Trongquá trình đó cần phải kiểm tra:

- Sự tương hợp củalượng nước bơm ra áp suất phát triển do bơm với số liệu thuyết minh của chúng,còn đối với thiết bị phun thì cần kiểm tra sự tương hợp của áp suất nước tuầnhoàn với áp suất dự kiện của thiết kế;

- Độ kín các mối nốighép chặt của các giếng chân không, sự chắc chắn của các nút nhồi sét ở cácmiệng giếng, độ chặt của mối nối các đường ống dẫn và mức độ bảo đảm các hútkhông khí trong các đường ống hút;

- Mức độ không có cáchạt đất trong nước hút ra (lúc kết thúc bơm thử);

- Sự tương hợp củacác thiết bị thoát nước và nơi xả nước với thiết kế (tuân theo các yêu cầu củacơ quan giám sát vệ sinh và các tổ chức điều chỉnh sử dụng và bảo vệ nước vàđất nông nghiệp).

Khibơm thử cần phải đo: lưu lượng của nước bơm ra, độ giảm thấp của nước trong cácgiếng kiểm tra và trong các ống đo áp đồng thời phải ghi chép những số đọc củacác chân không kế và áp kế trên máy bơm tương ứng với thời gian do lưu lượng vàsự giảm thấp mực nước. Khi chạy thử các thiết bị hạ mực nước bằng điện thấm cầnđo thêm cường độ và điện thế dòng diện chạy qua đất giữa các cực.

Hệthống hạ mực nước có thể đưa vào sản xuất khi điều kiện làm việc của nó đã hoànchỉnh và hoạt động tốt trong 1 ngày đêm sau khi lắp ráp.

6.35 Nghiệm thu hệ thốnghạ thấp mực nước bằng các biên bản trong đó có kèm các mặt cắt địa chất đã làmchính xác và các tài liệu bổ sung bao gồm các số liệu sau:

a) Đối với việc hútnước lộ thiên: sự bố trí trên mặt bằng và cao độ của các thiết bị hạ mực nướcvà dẫn nước, của các giếng quan sát, các đặc trưng của máy bơm;

b) Đối với tiêu nướchướng ngang - vị trí của các giếng tiêu nước với những chỉ dẫn về loại và kiểugiếng, số thứ tự các giếng kiểm tra, mặt cắt dọc các giếng tiêu nước, kết cấulớp bọc và các đặc trưng của trạm bơm;

c) Đối với thiết bịlọc châm kim - phương pháp hạ bộ lọc châm kim, cao trình của các bộ phận thấmlọc, phương pháp thi công lớp lấp, cao trình trục máy bơm, cách bố trí cácgiếng quan sát, các số liệu bơm thử;

d) Đối với các thiếtbị phun (trong đó có các giếng chân không đồng tâm) - phương pháp làm giếng,kết cấu tầng lọc và giếng, phương pháp thi công lớp lấp, cao trình bố trí phầnthấm nước và các bộ phầnlàm việc của máy phun, vị trí các thiết bị đô kiểm tra cũng như các ống đo ápvà các giếng quan trắc cùng với những chỉ dẫn về mực nước, các số liệu bơm thử;

e) Đối với các thiếtbị điện thấm cách bố trí và phương pháp hạ điện cực, cao trình các bộ phậnthấm, phương pháp thi công lớp lấp, cao trình trục máy bơm, vị trí giếng quantrắc, các đường dây điện được lắp ráp rất phù hợp với yêu cầu của thiết kế vàcác số liệu bơm thử.

6.36 Sau khi đưa hệthống hạ mực nước vào sử dụng phải bơm nước liên tục.

Đượcphép điều chỉnh sự hoạt động của máy bơm mà không để mực nước ngầm cao hơn mứcquy định khi giảm dòng nước chảy vào thiết bị hạ mực nước do sự phát triển vùnggiảm áp và không có khả năng tắt bớt máy. Các máy bơm đặt trong giếng dự trữcũng như các máy bơm dự trữ của các thiết bị lộ thiên cần phải định kỳ đưa vào hoạt động để duytrì chúng trong tư thế làm việc.

6.37 Khi bơm nước rakhỏi hố móng được đào bằng phương pháp đào dưới nước, tốc độ giảm thấp mực nướctrong hố móng cần phải phù hợp với tốc độ giảm thấp mực nước ngầm ngoài phạm vicủa nó để tránh sự phá hoại ổn định của đáy và thành hố; chế độ làm việc củathiết bị hạ mực nước cần điều chỉnh như thế nào để mực nước trong và ngoài hốmóng không chênh lệch nhau nhiều.

Trongthời gian bơm nước cần tiến hành quan sát có hệ thống tình hình đáy và thành hốmóng. Khi thấy độ lún tăng lên hoặc nguồn nước thấm tập trung và có mang theođất thì cần phải nhanh chóng dùng các biện pháp để thủ tiêu các chỗ hư hỏng.

6.39 Trong suốt thờigian thi công hạ mực nước cần tiến hành ghi nhật ký (Phụ lục C và Phụ lục D) bao gồm nội dungsau:

a) Số liệu về lưulượng do các máy bơm hút ra;

b) Những số đọc củachân không kế và áp kế tương ứng với thời gian do lưu lượng nước;

c) Số liệu về mực nướcngầm ở các giếng quan sát nằm trong và ngoài phạm vi khai thác;

d) Các số liệu về thờigian và nguyên nhân ngừng hoạt động của các máy bơm.

6.40 Khi kết thúc côngviệc lắp đặt hệ thống hạ mực nước cần phải lập các văn bản kiểm tra công táclấp kín, trong có các chỉ dẫn về việc chôn đặt các thiết bị ngàm.

6.41 Cần phải tiến hànhtháo rời các thiết bị bằng các phương pháp và phương tiện thích hợp để bảo đảmdùng lại chúng sau này.

Việctháo rời các thiết bị hạ mực nước nhiều tần nân bắt đầu từ tầng dưới. Các máyđặt ở các cốt cao hơncần được tiếp tục hoạt động trong thời gian tháo thiết bị.

7 Cải tạo đất

7.1 Chỉ dẫn chung

7.1.1 Việc cải tạo đất cóthể tiến hành để nâng cao cường độ và độ ổn định của đất hay giảm tính thấmnước của nó bằng phương pháp xi măng hóa, sét hóa, bitum hóa, silicat hóa, nhựahóa và bằng nhiệt.

Tấtcả các phương pháp trên, trừ phương pháp cải tạo bằng nhiệt có thể ứng dụng khinhiệt độ của đất đượccải tạo không dưới 0 °C và của dung dịch bơm không dưới 5 °C. Cải tạo đất bằng nhiệtcó thể tiếnhành ở nhiệt độ âm.

7.1.2 Các tài liệu khảosát địa chất công trình khu vực dự định cải tạo cần phải bao gồm các số liệusau:

- Cấu tạo địa chấtcông trình và điều kiện địa chất thủy văn của khu vực;

- Trọng lượng riêng,trọng lượng thể tích độ rỗng và độ ẩm của đất;

- Các đặc trưng vềcường độ và mô đun biến dạng của đất tự nhiên;

- Hệ số thấm đất;hướng và tốc độ vận động của nước ngầm, thành phần hóa học của chúng;

- Sức chống nén mộttrục tức thời của mẫu đất đã cải tạo ở trong phòng hay ngoài trời.

7.1.3 Các giải pháp thiếtkế công tác cải tạo đất cần phải có các nội dung sau:

- Số liệu về thể tíchkhối đất cần cải tạo; tổng khối lượng các loại vật liệu cần thiết để hoàn thànhcông việc; thời gian hoàn thành công việc; các hệ thống cấp điện, cấp nước,thoát nước và giao thông vận chuyển để bảo đảm tiến hành công việc; cũng nhưcác cơ sở của phương án thiết kế đã chọn;

- Mặt bằng khu vực,có khoanh vùng khối đất cải tạo;

- Các sơ đồ bố trícác ống phun hay các hố khoan công tác và kiểm tra (thẳng đứng, nằm ngang,nghiêng rẻ quạt) cùng với cấu trúc, độ sâu, đường kính của chúng và độ lệchhướng cho phép;

- Sơ đồ các ống dẫndung dịch (dẫn hơi và dẫn khí);

- Bảng liệt kê cácthiết bị dụng cụ khoan, bơm, phun;

- Các chỉ dẫn về chếđộ của quá trình cải tạo đất (Lượng tiêu hao đơn vị, nhiệt độ các dung dịch sửdụng, áp suất và thời gian bơm);

- Các giải pháp vềquy trình công nghệ của công việc.

7.1.4 Loại và kích thướccác móng và nền đất đã cải tạo, cũng như áp lực trung bình tác dụng lên nền đấtđã cải tạo tính toán theo tổ hợp đặc biệt và tổ hợp cơ bản các loại tải trọngphải được quy định trong thiết kế công trình.

7.1.5 Công tác nghiệm thukết quả cải tạo đất cần phải quy định tương ứng với các yêu cầu của thiết kế về kích thướckhối đất và các đặc trưng của đất đã gia cố.

Cácsố liệu sau cần phải được trình bày khi nghiệm thu:

- Các mặt bằng và látcắt khối đất đã cải tạo cùng với vị trí thực tế các ống bơm và các lỗ khoan;

- Các lý lịch kỹthuật của các vật liệu sử dung;

- Các nhật ký kiểmtra công việc (Phụ lục E, Phụ lục F và Phụ lục G);

- Các số liệu vềcường độ, tính không thấm nước, độ ổn định nước của đất đã cải tạo.

7.2 Phương pháp silicát hóa và nhựa hóa

7.2.1 Nên xem phương phápsilicát hóa và nhựa hóa như là các biện pháp cải tạo vĩnh viễn đất nền nhà vàcông trình xây dựng móng bằng đất đã cải tạo và xây dựng các màn chống thấmtrong đất cát và lún ướt.

Silicáthóa và nhựa hóa tiến hành bằng cách bơm các dung dịch Natri silicát hay nhựa cóhóa chất cứng vào đất qua hệ thống ống bơm (chúng được đóng vào đất hay hạ vàotrong các hố đã khoan sẵn). Loại, nồng độ và cách thức pha chế các dung dịchhóa học trên được xác định dựa vào điều kiện địa chất công trình và mục đích sửdụng đất đã gia cố. Các dung dịch silicát nattri và nhựa cacbamit là các loạivật liệu ban đầu cơ bản, còn Canxi clorua , axít clohyđric; oxillic và hyđrôflorosilicát là hóa chất cứng. Các phương pháp này được dùng trong đất cát cóhệ số thấm từ 2 m trên ngày đến 50 m trên ngày đêm, còn trong đất lún ướt từ0,2 m trên ngày đến 2,0 m trên ngày đêm.

7.2.2 Các dung dịch sửdụng khi silicát hóa và nhựa hóa cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Natri silicat cầnphải có mô đun trong khoảng 2,7 đến 3,0 và mật độ từ 1,2 T/m³ đến 1,3 T/m³ khicải tạo đất cát và từ 1,1 T/m³ đến 1,2 T/m³ khi cải tạo đất lún ướt;

- Nhựa cácbamít cầnphải có mật độ từ 1,08 g/cm³ đến 1,16 T/m³ và phải có hoạt tính đảm bảo đạtđược cường độ dự định.

Đơnpha chế dung dịch hóa học để cải tạo đất cát và đất lún cần phải xác định dựatrên tính thấm nước và các tính chất khác của đất, cũng như các yêu cầu vềcường độ đối với đất đã được cải tạo.

7.2.3 Nên định vị các lỗkhoan và các ống bơm theo trục chính của công trình với độ lệch cho phép ± 5cm. Để khoan các lỗ khoan và đóng các ống bơm vào đất nền áp dụng những biệnpháp ngăn ngừa các lỗ khoan, có ống bơm lệch hướng so với thiết kế bằng cáchđặt các ống dẫn hướng. Độ lệch lớn nhất không được vượt quá 1,0 % ở độ sâu dưới4 0 m và 0,5 % ở các độ sâu lớn hơn.

7.2.4 Khi thiết kế cảitạo đất bằng silicát hóa và nhựa hóa, có thể dự tính các lỗ khoan và ống bơmphụ thêm (dự trữ) với số lượng không vượt quá 10 % tổng số tính toán.

7.2.5 Khi silicát hóa vànhựa hóa nền các công trình đang sử dụng trong điều kiện chật hẹp, cho phépđóng các ống bơm từ các giếng, hầm và hố đào đặc biệt, có gia cố cẩn thận đểtránh biến dạng các công trình này.

7.2.6 Việc lựa chọn cácthiết bị, dụng cụ bơm cần phải xuất phát từ lượng tiêu hao đơn vị, áp lực và độăn mòn của dung dịch hóa học. Đối với các ống bơm hạ vào đất bằng phương phápđóng, cần phải dùngcác ống thép nguyên, đường kính trong từ 25 mm đến 50 mm. Để bơm các dung dịchaxít nên xem xét sử dụng các máy bơm chịu axít.

7.2.7 Cần phải bơm cácdung dịch hóa học theo từng đoạn, đảm bảo tính nguyên khối của đất cải tạo. Trịsố áp suất bơm cao nhất được xác định theo thiết kế, trong đất cát có thể tới3,0 MPa; trong đất lún ướt không được vượt quá 0,5 MPa.

Trongđất có tính thấm đồng đều, nên bơm dung dịch theo từng đoạn theo thứ tự từ dướilên hay từ trên xuống. Trong đất có tính thấm khác nhau, lớp đất có tính thấmcao sẽ được cải tạo đầu tiên.

7.2.8 Trong quá trìnhtiến hành silicát hóa và nhựa hóa, phải kiểm tra thường xuyên chất lượng dungdịch hóa học, hỗn hợp tạo gen, cũng như các nguyên liệu về các chỉ tiêu mật độ,độ nhớt, thời gian tạo gen.... Ngoài ra phải kiểm tra chất lượng dung dịch hóahọc và hỗn hợp tạo gen bằng cách thử các mẫu đất đá gia cố. Thời gian tạo gencần phải kiểm tra bằng cách lấy mẫu có hệ thống.

7.2.9 Nên kiểm tra chấtlượng cải tạo khối đất bằng cách khoan các lỗ khoan và đào các hố đào, đồngthời lấy mẫu nguyên dạng để thí nghiệm trong phòng, cũng như bằng phương phápkarota điện và xuyên.

Sốlượng các lỗ khoan, hố đào kiểm tra, kiểm karota điện và xuyên xác định theothiết kế. Nên khoan và đào các hố khoan, hố đào kiểm tra không sớm hơn hai ngàyđêm sau khi kết thúc công tác cải tạo.

7.3 Xi măng hóa séthóa, và bi tum hóa

7.3.1 Nên dùng phươngpháp xi măng hóa và sét hóa như là một biện pháp cải tạo vĩnh viễn các đá cứng,đất cát, đất cuội sỏi trong nền nhà và công trình, cũng như để xây dựng mànchống. Các phương pháp này được sử dụng trong đá cứng có hệ số thấm không nhỏhơn 0,01 m trên ngày đêm, và trong đất cát có hệ số thấm không nhỏ hơn 20 mtrên ngày đêm.

Phươngpháp bơm bi tum nóng được xem như là một biện pháp phụ trợ để lấp nhét các khenứt lớn trong đá cứng để ngăn ngừa sự rửa lũa các dung dịch xi măng và sét khitốc độ chảy của nước dưới đất lớn.

7.3.2 Cần phải sử dụng ximăng poóc lăng có mác không dưới 300 để tạo các dung dịch xi măng. Cho phépdùng xi măng bền sunphát và xi măng poóc lăng xỉ, cũng như xi măng poóc lăngbịt trám lỗ khoan.

Chỉđược phép sử dụng hỗn hợp nhiều loại xi măng khác nhau sau khi đã thí nghiệmtrong phòng để xác định thời gian đông kết và hóa cứng.

Tínhchất cơ lý của xi măng dùng để tạo dung dịch xi măng cần phải được kiểm tra đốivới một phần xi măng đem sử dụng, không phụ thuộc vào các số liệu kỹ thuật củanhà máy sản xuất nó.

Khinước có tính ăn mòn, phải sử dụng loại xi măng bền với nước.

Đểtăng nhanh quá trình đông kết hóa cứng của dung dịch xi măng, nên dùng thủytinh lỏng và clorua canxi. Để tăng cường ổn định của dung dịch xi măng, nêndùng bentonit.

7.3.3 Dung dịch xi măngvà sét được bơm ở áp suất bơm: dưới 10 MPa bằng máy bơm đặc biệt, dưới 1,5 MPa và khi sử dụngdung dịch rất đậm đặc bằng máy bơm màng dưới 0,6 MPa và khi cho phép gián đoạntrong quá trình bơm thì dùng máy bơm khí nén. Khi dùng máy bơm khí nén, nêndùng một nhóm gồm hai máy để tránh gián đoạn trong quá trình bơm.

Dungdịch xi măng và dung dịch sét cần được trộn đều trong suốt thời gian bơm.

7.3.4 Khi xi măng hóa vàsét hóa, cần phải khoan các hố khoan theo trật tự đã chỉ dẫn trong thiết kếbằng phương pháp khoan tiến lại gần nhau, bắt đầu từ khoảng cách mà mối liên hệthủy lực giữa chúng trong quá trình bơm các dung dịch bơm thực sự không có.

Khikhoan trong đất không ổn định, nằm trên vùng xi măng hóa, cần phải có ốngchống. Trong đá cứng sau khi khoan xong, cần phải rửa lỗ khoan bằng nước haythổi không khí nén.

7.3.5 Khi nước dưới khôngcó áp lực, có thể khoan đoạn dự định cải tạo tiếp theo của lỗ khoan và bơm dungdịch vào đất ngay sau khi kết thúc xi măng hóa hay sét hóa đoạn trước mà khôngcần đợi để dung dịch xi măng đã bơm vào vùng trước hóa cứng.

Khinước dưới đất có áp lực, cũng như khi phải ngừng bơm vì đất không hấp thụ dung dịchnữa thì phảingừng khoan bơm một thời gian đủ để dung dịch xi măng hóa cứng.

7.3.6 Trong đất mảnh lớnvà đất cát nên tiến hành xi măng hóa và sét hóa qua các ống có đục lỗ, đồngthời sử dụng các nút kép để có thể bơm dung dịch theo từng đoạn dài 0,3 m đến0,5 m.

Đểdung dịch không phụt ra ngoài dọc theo hố khoan thì khoảng không gian giữa ốngvà thành lỗ khoan cần được lắp nhét bằng dung dịch xi măng sét.

Đểdung dịch không bị hút ngược lại vào ống bơm, các lỗ trên ống bơm nên đậy kín bằngbao cao su.

7.3.7 Trong đá cứng, ximăng hóa và sét hóa có thể tiến hành:

a) Trên toàn bộ lỗkhoan đã khoan;

b) Bằng phương pháp từdưới lên trên, tức là lỗ khoan bơm được khoan ngay đến độ sâu thiết kế và tiếnhành bơm theo từng đoạn dài 4 m đến 6 m từ dưới lên trên bằng cách di chuyểnliên tục các nút lưu động, bắt đầu từ mái đoạn dưới cùng;

c) Bằng phương pháp từ“trên xuống dưới” tức là lỗ khoan bơm được khoan đến độ sâu của đoạn bơm đầutiên 4 m đến 6 m và sau khi đã xi măng hóa vùng này, đoạn sau lại được khoantiếp tục, cứ như vậy đến độ sâu thiết kế. Khi đó, các nút sẽ được đặt trên máicủa đoạn tiếp theo đến độ sâu cho phép dùng áp suất bơm cao mà không gây cácbiến dạng nguy hiểm cho tầng đất nằm trên nó.

7.3.8 Trong đá cứng nứtnẻ, xi măng hóa hay sét hóa cần phải tiến hành đến khi dung dịch hoàn toànkhông được hấp thụ nữa hay đến khi lượng tiêu hao dung dịch không vượt quá 0,5L/min trong suốt thời gian 15 min đến 20 min.

Cầnphải hạ thấp áp suất bơm hay buộc phải ngừng bơm khi lượng tiêu hao dung dịchđậm đặc giới hạn quá lớn; khi dung dịch phụt lên trên bề mặt hay sang lỗ khoanbên cạnh.

7.3.9 Bi tum nóng cầnphải được bơm bằng máy bơm qua các lỗ khoan đã khoan có các ống bơm đặc biệtlắp trong lỗ khoan đó để bi tum được nung nóng ngay ở thân lỗ khoan. Máy bơmcần có thiết bị hồi lưu, điều chỉnh lượng tiêu hao bi tum.

7.3.10 Áp suất bơm bi tumcần phải tăng dần dần. Nên bơm bi tum theo một vài chu kỳ có thời gian giánđoạn để bi tum nguội đến nhiệt độ đảm bảo hạ thấp đáng kể độ linh động của nó.Chu kỳ bơm đầu tiên nên tiến hành ở áp suất không quá 0,2 MPa đến 0,3 MPa.

Trướcchu kỳ bơm lặp lại, cần phải nung nóng thêm bi tum trong lỗ khoan khoảng 1 hđến 2 h. Khi có sức cản lớn đối với chuyển động của bi tum bị nguội lỗ khoan vàtrong đất có thể tăng tạm thời áp suất đến 8 MPa và sau khi phá vỡ các “nút”phải hạ thấp ngay áp suất xuống.

Cầnphải ngừng bơm bi tum khi áp suất bơm không tăng suốt 2 h đến 3 h kể từ lúc bắtđầu bơm, cũng như khi áp suất bơm hạ thấp nhiều và khu bi tum phụt lên trên bềmặt hay sang lỗ khoan bên cạnh.

7.3.11 Quá trình bơm bitum trong mỗi lỗ khoan được xem là kết thúc khi bi tum không bị hấp thụ nữatrong chu kỳ bơm lặp lại.

7.4 Cải tạo bằng nhiệt

7.4.1 Phương pháp cải tạođất bằng nhiệt theo cách bơm hơi nhiệt độ cao vào các lỗ khoan đã khoan sẵnđược dùng chủ yếu trong đất lún ướt, ít ẩm có tính thấm hơi đủ lớn; đang sửdụng hay xây dựng móng bằng đất đã cải tạo.

Chuvi móng bằng đất cải tạo được giới hạn bằng đường đẳng nhiệt 300 °C.

Đểnhận được khối đất đã cải tạo có hình dạng định sẵn cần theo các điều kiện sau:

Độkín của mép lỗ khoan phải hoàn toàn tin cậy, sự di chuyển của dòng chảy nhiênliệu theo chiều dài lỗ khoan, nhiệt độ trong lỗ khoan phải giữ ổn định nhưtrong thiết kế.

7.4.2 Các thiết bị dụngcụ sau được dùng để tiến hành công tác cải tạo nhiệt:

- Thiết bị để đốtnhiên liệu (đèn khí hay mỏ đốt);

- Các nắp đậy để đảmbảo cách ly các phần đã định của lỗ khoan và độ kín mép của chúng;

- Thiết bị bơm để bơmkhí nén (máy nén khí, thổi khí, quạt gió có áp suất cao);

- Ống nối chịu áp vàống dẫn chịu xăng để truyền khí và nhiên liệu;

- Dụng cụ đo lưulượng và áp suất không khí, nhiên liệu và đo nhiệt độ.

7.4.3 Tiến hành khoan lỗbằng phương pháp khoán không gây nén cơ học các đất ở thành lỗ khoan do tácdụng của dụng cụ khoan.

Nênlấy mẫu thí nghiệm trong quá trình khoan để kiểm tra các tính chất của đất theocác số liệu khảo sát địa chất công trình.

7.4.4 Trước khi bắt đầuđốt nhiên liệu, cần làm sạch hơi nhiên liệu hay hỗn hợp không khí nhiên liệutrong lỗ khoan bằng cách thổi không khí nén.

Trongquá trình đốt phải đảm bảo nhiệt độ và áp suất trong lỗ khoan như trong thiếtkế đã định điều chỉnh lượng tiêu hao nhiên liệu, không khí nén, cũng như quansát trạng thái thành lỗ khoan và sự thành tạo khối đất gia cố. Nhiệt độ hơitrong quá trình đốt được điều chỉnh bằng vách thay đổi lượng tiêu hao không khínén và nhiên liệu.

Khiphát hiện thấy những chỗ hơi thoát lên mặt đất qua các khe nứt cần bịt kínchúng bằng cách lấp đất ẩm tự nhiên và đầm nén chúng thật chặt. Trong khi bịtkín các khe nứt, phải ngừng đốt nhiên liệu.

7.4.5 Trong khi thực hiệncông tác cải tạo nhiệt cần áp dụng các biện pháp bảo vệ khu vực phân bố các lỗkhoan chông nước mưa và nước thải công nghiệp.

7.4.6 Chất lượng của côngtác cải tạo đất bằng nhiệt được kiểm tra theo kết quả thí nghiệm các mẫu lấyđược trong các lỗ khoan kiểm tra và đặc biệt về cường độ và tính tan rã củađất. Lúc ấy, phải tính toán đến cả các số liệu đo đạc lượng tiêu hao nhiênliệu, không khí nén, nhiệt độ và áp suất hơi trong lỗ khoan trong quá trình xửlý nhiệt.

7.4.7 Phải tiến hành kiểmtra kích thước của khối đất được tạo thành khi cải tạo nhiệt bằng các cặp nhiệtđiện kèm theo các điện thế kế. Các cặp nhiệt điện cần phải đặt thẳng đứng trêncác ranh giới đã được tính toán của mỗi khối đất. Số lượng các cặp nhiệt điệnkhông được ít hơn số lượng lỗ khoan xử lý nhiệt. Sự thành tạo khối đất gia cốđược xem là kết thúc nếu như các cặp nhiệt điện đặt trong chủ vị tính toán chỉrõ nhiệt độ tính toán đã đạt được trên 300 °C.

7.4.8 Việc nghiệm thucông tác đã thực hiện tiến hành trên cơ sở đối chiếu với số liệu thiết kế về sốlượng, vị trí các lỗ khoan, chu vi thực tế của khối đất cải tạo trên cao độ đặtmóng và đồ thị nhiệt độ trên toàn bộ khối đất; các số liệu ghi chép, các kếtquả khoan những lỗ khoan kiểm tra, thí nghiệm trong phòng các mẫu đất đã giacố. Sau khi công việc kết thúc phải trám kín các lỗ khoan bằng bê tông hay đắpđất.

8 Xây dựng công trìnhngầm bằng phương pháp “tường trong đất”

8.1 Phương pháp “tườngtrong đất” tức là đào các đường hào và xây tường trong những hào ấy nhờ sự bảovệ của dung dịch sét (huyền phù) để giữ đường hào khỏi bị sập đổ áp dụng ápdụng khi xây dựng các công trình chắn, các công trình ngầm chịu tải và các mànchống thấm đặt ở độ sâu lớn hơn 5 m.Phương pháp “tường trong đất” cho phép dùng trong tất cả các loại đất cát vàđất sét, trừ khi điều kiệnđịa chất - thủy văn của đường hào không có thể giữ vững được ổn định chống sậpđổ bằng dung dịch đất sét (ví dụ như đất lẫn đá tảng).

Tùytheo chức năng toàn khối của các tường, có thể lấp đầy các đường hào bằng bêtông toàn khối (bê tông cốt thép), kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép hoặc vậtliệu chống thấm.

8.2 Trước khi bắt đầucác công việc chính về xây dựng các công trình ngầm bằng phương pháp “tườngtrong đất”, trên công trình cần phải hoàn thành các công tác chuẩn bị sau đây:

- San bằng bề mặt khuvực dọc đường hào đủ để bố trí và di chuyển các thiết bị. Khi mực nước ngầmcách mặt đất ít hơn 1 m, đắp 1 lớp có chiều rộng cần thiết (tốt nhất là bằngđất cát).

- Bố trí các côngtrình tạm thời để sản xuất, bảo quản, vận chuyển và làm sạch dung dịch sét. Bốtrí diện tích để đổ đất đào lên đường sá và lối đi, mạng lưới cấp nước và cấpđiện tạm thời;

- Lắp các vỏ bê tônghoặc bê tông cốt thép để bảo đảm sự ổn định các mép đường hào.

8.3 Khi xây công trìnhngầm bằng phương pháp “tường trong đất” cấu tạo địa chất công trình của khu xâydựng cần được nghiên cứu đến độ sâu thấp hơn chân tường trên 10 m.

Cáctài liệu thăm dò địa chất công trình bao gồm:

- Mặt cắt và cột hốkhoan có đánh giá chất lượng và số lượng các vật thể lớn gặp phải;

- Đặc trưng cơ lý củađất, trong đó có khối lượng thể tích, góc ma sát trong, hệ số rỗng, hệ số thấm.Đối với đất cát, ngoài các đặc trưng trên còn thêm thành phần hạt; đối với đấtsét - chỉ số dẻo, độ sệt và lực dính;

- Các số liệu về mựcnước và chế độ nước ngầm về mức độ xâm thực của chúng và độ sâu của lớp khôngthấm nước.

8.4 Khi sử dụng phươngpháp “tường trong đất” nhất thiết phải xây dựng bản thiết kế thi công trong đócó xét đến các điều kiện địa phương của khu xây dựng và có những lời chỉ dẫnđồng thời trong bản thiết kế thi công cần trình bày các số liệu về hao phí laođộng về nhu cầu vật liệu và máy móc, về kiểm tra chất lượng công việc theonguyên công.

8.5 Nên dùng đất sétbentonit để chế dung dịch sét. Khi không có bentonit thì dùng đất sét địaphương có chỉ số dẻo không nhỏ hơn 0,2 và chứa các hạt có kích thước lớn hơn0,5 mm không quá 10 % và các hạt nhỏ hơn 0,005 mm, không ít hơn 30 %. Ngoài ra,cũng có thể dùng hỗn hợp đất sét không bentonit và bentonit.

Sựthích hợp cuối cùng của đất sét địa phương được xác định theo kết quả thínghiệm trong phòng đối với dung dịch sét chế tạo từ đất sét ấy.

8.6 Thành phần và tínhchất của dung dịch sét cần phải bảo đảm sự ổn định của hố đào (đường hào, giếngkhoan) trong thời gian xây dựng và lấp đầy chúng.

Cácthông số của dung dịch phải được chọn thích hợp với các điều kiện của khu vựcxây dựng và xuất phát từ các yêu cầu sau (theo CП 50-101-2004):

a) Độ nhớt, đặc trưngcho tính lưu động của dung dịch không nhỏ hơn 30 s;

b) Sự kết tủa ngày đêm(tách nước) và tính ổn định đặc trưng cho sự ổn định của dung dịch chống sựphân tầng:

- Tách nước không lớnhơn 4 %;

- Ổn định không lớnhơn 0,02 g/cm³;

c) Hàm lượng cát khônglớn hơn 4 %;

d) Độ mất nước, đặctrưng khả năng chuyền nước cho đất ẩm, không lớn hơn 17 cm³ trong 30 min;

e) Ứng suất cắt tĩnh,biểu thị độ bền cấu trúc và xúc biển của dung dịch sét, trong phạm vi từ 10 mg/cm² đến 50 mg/cm²quá 10 min sau khi khuấy trộn nó;

f) Tỷ trọng trongkhoảng từ 1,03 g.cm³ đến 1,10 g.cm³ khi dùng sét bentonite và từ 1,10 g.cm³ đến 1,25 g.cm³ khi dùng cácloại sét khác. Ngoài ra, cần ưu tiên dùng dung dịch có tỷ trọng nhỏ nhất khi đãthỏa mãn các yêu cầu trên.

Đểcó được các thông số đã nêu ở trên của dung dịch sét có thể cho thêm các phụgia hóa học (Natri cacbonat (Na2CO3),Natri florua (NaF) . ...).

8.7 Dung dịch sét saukhi đã sử dụng vào khu vực xây dựng cần được phục hồi chất lượng làm sạch, thêmđất sét... để dùng ở các nơi khác.

8.8 Có thể dùng các máyđào đất thông thường (máy ngoạm, máy xúc kéo dây, gầu ngược), các máy khoan đấtkiểu xoay và đập, các máy liên hợp và gầu mức đã được chuyên môn hóa để đàođường hào được bảo bệ bằng dung dịch sét.

Khilựa chọn máy móc để đào đường hào phải xét đến các đặc trưng của đất, mức độchật hẹp của khu vực thi công và kích thước các kết cấu của tường định xâydựng. Việc đào có thể thực hiện bằng cách làm đường hào liên tục, làm từng đoạnhoặc các hố khoan giao nhau.

Điềukiện bắt buộc trong thời gian đào hào là cần phải giữ mức dung dịch không thấp0,2 m kể từ mặt trên lớp bọc miệng hào.

8.9 Trước khi bắt đầucông việc lấp đầy đường hào bằng những kết cấu bê tông và bê tông cốt thép hoặcbằng vật liệu chống thấm phải làm sạch các cặn bã những khối đất lơ lắng xuốngđáy hào.

8.10 Các tường “trongđất” bằng bê tông và bê tông cốt thép phải được đổ bê tông bằng phương pháp ốngdi chuyển thẳng đứng theo từng đoạn thi công riêng biệt, chiều dài của chúngđược xác định trong khoảng từ 3 m đến 6 m do điều kiện ổn định của hào và cườngđộ đổ bê tông đã định.

Khiđổ bê tông các tường được ổn định bằng dung dịch sét cần phải đặt trong hàonhững tấm ngăn giữa các đoạn thi công và đặt khung cốt thép (nếu có đề ra trongthiết kế) trước khi đổ bê tông không lâu quá 8 h.

Kếtcấu các tấm ngăn cần chịu được áp lực bê tông và không cho bê tông rơi từ đoạnthi công này sang đoạn thi công khác: đồng thời bảo đảm các mối nối có độ khôngthấm nước đã định.

Cáckhung cốt thép cần phải có chiều dài phù hợp với độ sâu của hào, có chiều rộngphù hợp với chiều dài của đoạn thi công và chiều dày nhỏ hơn chiều rộng của hàokhoảng 10 cm đến 15 cm. Trong khung phải chừa lỗ để hạ các ống đổ bê tông vànhững thiết bị dẫn hướng định vị khung thép trong hào, cũng như các chi tiếtchôn ngầm để neo và liên kết tường với các kết cấu khác.

Nêndùng bê tông có độ sụt hình nón tiêu chuẩn 16 cm đến 20 cm và độ lớn của cốtliệu nhỏ hơn 50 mm.

Trongquá trình đổ bê tông trong hào, cần phải định kỳ lấy đi phần thừa của dung dịchsét bị đẩy ra ngoài mà không được phép hạ thấp mức của nó.

8.11 Tấm tường bê tôngcốt thép lắp ghép cần được lắp vào hào sau khi kiểm tra có đầy đủ các chi tiếtchôn ngầm và kết cấu cần thiết để treo nó (tầm tường) trên vỏ bọc miệng hào,kiểm tra sự liên kết giữa các tấm với nhau, kiểm tra sự lấp đầy các cung cuốn(khoảng trống sau tường) bằng vữa trám, và kiểm tra sự liên kết các kết cấutường với các kết cấu sàn tiếp giáp.

Việclấp đầy các cung cuốn và lỗ hổng dưới tấm để tường nên tiến hành từ dưới lêntrên theo phương pháp ống di chuyển thẳng đứng bằng vữa trám có tính lưu độngtốt.

8.12 Khi làm màn chốngthấm bằng phương pháp “tường trong đất” vật liệu để lấp đầy hào có thể dùng:

- Bê tông thủy côngvới độ lưu động từ 10 cm đến 16 cm (theo độ sụt của hình nón tiêu chuẩn);

- Vữa sét xi măng cókhối lượng thể tích từ 1,5 g/cm³ đến 1,7 g/cm³ và mác không nhỏ hơn 15 với độhóa đá không nhỏ hơn 98 %, tính ổn định không lớn hơn 0,5 g/cm³ và chỉ tiêuchảy rữa nằm trong phạm vi cho phép để bơm nó từ nơi để vữa đến nơi thi công;

- Đất sét ngay trongquá trình đổ vào hòa, chủ yếu có cấu trúc dạng cụ (kích thước các cụ từ 10 cmđến 1/3 chiều rộng của hào) và độ sệt từ cứng đến dẻo cứng.

8.13 Bơm phụt vữa ximăng sét hoặc bê tông khi làm màn chống thấm phải tiến hành một cách liên tục,đồng thời lúc bắt đầu thi công phần dưới các ống chuyển vữa phải nằm ở mức đáycủa hào và sau đặt thấp hơn mức vữa xi măng sét hoặc bê tông không ít hơn 1 m.

Vậtliệu chống thấm ở dạng đất sét cục phải đổ lấp từ từ với khối lượng không lớnquá vàkhông cho phép tạo thành những ụ ở phần trên hào.

8.14 Trong quá trình xâycông trình ngầm bằng phương pháp “tường trong đất” cần phải kiểm tra:

- Kích thước hình họccủa hào, chất lượng dung dịch sét và số lượng lắng đọng ở đáy hào;

- Độ chỉnh xác củaviệc lắp đặt các khung thép và tấm chắn giữa các phân đoạn thi công (bảo đảm ápkhít tấm chắn vào tường và độ cắm sâu vào đáy hào đạt mức cần thiết), thànhphần và độ sệt của hỗn hợp bê tông, chế độ đổ bê tông theo trình tự quy địnhcho phương pháp ống di chuyển thẳng đứng và chất lượng bê tông đã đổ;

- Độ chính xác củaviệc lắp tấm lát và chất lượng nhét đầy các khe rãnh và các vòm cuốn bằng dungdịch trám khi thi công tường bê tông lắp ghép;

- Chất lượng và thểtích nhét đầy đường hào bằng vật liệu chống thấm;

Cáckết quả kiểm tra đào hào, chất lượng của dung dịch sét và việc đổ bê tông“tường trong đất” cần được ghi chép có hệ thống vào trong nhật ký công tác (Phụlục H đến Phụ lục K).

8.15 Khi nghiệm thu cáccông trình và kết cấu đã làm xong bằng phương pháp “tường trong đất” cần phảitiến hành kiểm tra sự phù hợp của các chỉ tiêu độ bền, độ ổn định, tính liêntục và tính không thấm nước của chúng với các quy định trong thiết kế.

9 Móng cọc và tườngxây cọc ván

9.1 Các quy tắc và yêucầu trong phần này áp dụng trong thi công và nghiệm thu các loại công tác sauđây về thi công xây dựng móng cọc và tường vây: hạ cọc thường và cọc ống, thi công cọc nhồi vàđóng ván cừ.

9.2 Xây dựng các móngcọc và tường vây cọc ván cần phải làm theo thiết kế thi công, trong đó bao gồm:các số liệu về sự bố trí các công trình ngầm và trên mặt đất hiện có trong vùngthi công, các dây cáp điện với những chỉ dẫn độ sâu đạt chung, các đường dâytải điện và các biện pháp bảo vệ chúng; bảng liệt kê các thiết bị; trình tự vàbiểu đồ hoàn thành công việc; các biện pháp bảo đảm kỹ thuật an toàn.

Đểcó đầy đủ số liệu cần thiết cho việc lập các bản vẽ móng cọc, khi cần thiết cơquan thi công xây dựng móng cọc thực hiện các công việc nhận thầu liên quan đếnviệc thử cọc bằng tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh theo đúng nhiệm vụ kỹthuật (đề cương) do cơ quan thiết kế đề ra.

9.3 Trước khi thực hiệncác công tác chủ yếu về thi công móng cọc, phải làm các công tác chuẩn bị sauđây:

a) Vận chuyển và sắpxếp cọc thường, cọc ống và cọc ván, định vị các trục của bãi cọc và nơi đóngcọc ván;

b) Kiểm tra các chứngtừ của nhà máy về cọc thường, cọc ống và cọc ván;

c) Kiểm tra sự phù hợpgiữa nhãn hiệu trên cọc thường, cọc ống và cọc ván với các kích thước thực củachúng, đồng thời kiểm tra các mộng cọc ván bằng cách kéo thước cữ dài hơn 2 mdọc theo chúng;

d) Đánh dấu dọcthường, cọc ống, cọc ván theo chiều dài;

e) Lắp ráp toàn bộ haytừng đoạn cọc thường và cọc ống.

9.4 Vận chuyển, bảoquản, nâng và lắp đặt các cọc thường, cọc ống và cọc ván tại nơi đóng phải tiếnhành thận trọng và có biện pháp chống hư hỏng, các mộng và gờ của cọc ván phảiđược bảo vệ bằng các miếng đệm gỗ khi dùng dây cáp nâng lên.

9.5 Nên tiến hành chọnbúa đóng cọc và cọc ống theo khả năng chịu tải và trọng lượng của chúng dothiết kế quy định. Năng lượng cần thiết tối thiểu của nhát búa đập E được xácđịnh theo công thức:

E = 1,75aP                    (7)

trongđó:

Elà năng lượng đập của búa, tính bằng kilôgam mét (kg.m);

alà hệ số, a = 25 kg.m/T;

Plà khả năng chịu tải của cọc ghi trong thiết kế, tính bằng tấn (T).

Loạibúa được dùng với năng lượng đập tính toán Ett phải thỏa mãn điềukiện:

klà hệ số, không lớn hơn các trị số ghi trong Bảng 1;

Bảng 1 - Hệ số k

Loại búa

Hệ số k khi vậtliệu cọc là

Bê tông cốt thép

Búađi-ê-den kiểu ống và các búa song động

6

5

Búađơn động và đi-ê-den kiểu cần

5

3,5

Búatreo

3

2

GHICHÚ: Khi đóng các cọc ván thép, cũng như khi hạ các loại cọc bằng phương phápxói nước khi các hệ số nói trên được tăng lên thêm 1,5 lần.

Qnlà trọng lượng toàn phần của búa, tính bằng kilôgam (kg);

qlà trọng lượng của cọc (gồm cả trọng lượng của mũ và cọc đệm), tính bằngkilôgam (kg);

Ettlà năng lượng đập tính toán, tính bằng kilôgam mét (kg.m).

- Đối với búađi-ê-zen, giá trị tính toán năng lượng đập lấy như sau:

- Đối với búa ống Ett= 0,9 QH ;

- Đối với búa cần Ep= 0,4 QH.

Qlà trọng lượng phần đập của búa, tính bằng kilôgam (kg);

Hlà chiều cao rơi thực tế phần đập của búa, tính bằng mét (m); khi chọn búa, ởgiai đoạn kết thúc đóng một nhát đối với búa ống, H = 2,8 m; còn đối với búacần với trọng lượng phần đập là 1 250 kg, 1 800 kg và 2 500 kg thì H tương ứngsẽ bằng 1,7 m; 2 m và 2,2 m.

9.6 Khi cần phải đóngxuyên qua các lớp đất chặt nên dùng các búa có năng lượng đập lớn hơn các trị sốtính toán theo các công thức (7) và (8) hoặc phải đóng các cọc vào các lỗ khoantrước.

Khichọn búa để đóng cọc nghiêng nên nhân năng lượng đập tính theo công thức (7)với hệ số nâng cao (k) ghi trong Bảng 2.

Bảng 2 - Hệ số k1

Độ nghiêng củacọc

Hệ số k1

5:1

1,1

4:1

1,15

3:1

1,25

2:1

1,40

1:1

1,70

9.7 Loại búa rung hạcọc nên chọn theo tỷ số Ko/QB và tùy thuộc vàođiều kiện đất đai và độ sâu hạ cọc.

K0 là momen lệch tâm,tính bằng tấn xentimét (T.cm);

QB là tổng trọnglượng của cọc (hoặc cọc ống), mũ cọc và búa rung hạ cọc, tính bằng tấn (T).

Giátrị của tỷ số này khi dùng búa rung hạ cọc với tốc độ quay bánh lệch tâm từ 300r/min đến 500r/min không được nhỏ hơn trị số ghi ở Bảng 3.

Bảng 3 - Hệ số Ko/QB

Tính chất của đấtmà cọc xuyên qua

Phương pháp hạcọc

Ko/QB  khi độ sâu hạ cọc, m

< 15

> 15

Cátno nước, bùn, sét dẻo mềm và dẻo chảy

Khôngxói nước và lấy đất trong ống ra

0,80

1,0

Cátẩm, đất sét, á sét cứng và dẻo mềm

Xóinước tuần hoàn và lấy đất trong ống ra

1,10

1,30

Sétcứng hoặc nửa cứng, cát, sỏi sạn

Xóinước và lấy đất dưới mép chân ống ra khỏi ống

1,30

1,60

CHÚTHÍCH: Khi chọn loại búa rung hạ để hạ cọc ống có đường kính lớn hơn 1,2 m, tốthơn hết là chọn các máy có lỗ thoát để đưa đất ở phía trong cọc ống ra ngoài màkhông phải tháo máy hạ cọc. Trong trường hợp hạ các ống có đường kính lớn bằngmáy rung hạ cọc ghép đôi đồng bộ trên toàn móng, chỗ nối các giá trị của momenlệch tâm K0 và trọng lượng của hệ thống rung QB phải làtổng cộng các chỉ tiêu tương ứng theo hai máy rung.

9.8 Khi đóng cọc bằngbúa, cần dùng mũ cọc, đệm gỗ phù hợp với tiết diện ngang của cọc. Các khe hởgiữa mặt bên của cọc và thành mốc cọc mỗi bên không nên vượt quá 1 cm.

Cầnphải siết cứng máy rung hạ cọc với cọc hoặc ván. Không cho phép dùng máy runghạ cọc để hạ các bó cọc gỗ.

Khinối các đoạn cọc tròn rỗng và cọc ống phải bảo đảm độ đồng tâm của chúng.

Đểbảo đảm dung sai quy định về độ lệch của cọc, cọc ống và cọc ván so với vị tríthiết kế khi xây dựngcác công trình quan trọng nên dùng các giá cố định và thiết bị dẫn hướng.

Đượcphép dùng cần trục nổi hoặc máy đóng cọc để hạ cọc thường, cọc ống và cọc vánkhi sóng ở bếnnước không cao hơn cấp 2. Các thiết bị nối cần phải được neo giữ chắc chắn.

9.9 Trong quá trình hạcọc, cọc ống và cọc ván cần ghi chép nhật ký theo mẫu ở Phụ lục L đến P.

Đóngnăm cọc đến mười cọc đầu tiên ở các điểm khác nhau trên khu vực xây dựng phảitiến hành một cáchthận trọng và có kiểm tra, ghi chép số lần búa đập trên mỗi mét lún sâu củacọc.

9.10 Vào cuối lúc đóngcọc khi độ chối của cọc có trị số gần bằng trị số tính toán thì việc đóng cọc bằng các búa đơnđộng phải tiến hành từng nhát, đồng thời phải đo trị số độ chối của cọc sau mỗinhát đập.Để xác định độ chối của cọc và năng lượng đập của búa sau mỗi phút khi đóng cọcbằng búa songđộng, cần phải đo trị số lún sâu của cọc, tần số đập của búa và áp suất hơi ở ốngdẫn vào búa. Khiđóng cọc giằng búa đi-ê-zen thì độ chối được xác định từ trị trung bình khi đập10 nhát búa sau cùng.

Cọckhông đạt độ chối thiết kế thì cần phải đóng thêm nó vào trong đất để kiểm tra,sau khi đã cho “nghỉ”,theo đúng quy phạm hiện hành của Nhà nước về thử cọc. Trong trường hợp, nếu độchối khi đóngkiểm tra cao hơn tính toán thì cơ quan thiết kế phải đề ra các yêu cầu thử cọcbằng tải trọng tĩnh vàsửa đổi toàn bộ hoặc một phần thiết kế móng cọc.

9.11 Trong trường hợpkhi thi công thay đổi các thông số của búa hoặc cọc đã được chỉ dẫn trong thiết kế thì độchối dư của cọc e lúc đóng cọc hoặc đóng kiểm tra phải thỏa mãn điều kiện:

Nếuđộ chối dư e nhỏ hơn 0,2 cm (với điều kiện là búa dùng để đóng phù hợp với yêucầu nêu ở 8.5), thì độ chối toàn phần của cọc (bằng tổng các độ chối đàn hồi vàđộ chối dư) phải thỏa mãn điều kiện:

trongđó:

elà độ chối dư, tính bằng xentimét (cm). Khi đóng bằng búa thì e bằng trị số lúnsâu của cọc do 1 nhát búa đập, còn khi dùng máy rung thì e bằng độ lún sâu củacọc do máy làm việc trong 1 min;

clà độ chối đàn hồi (chuyển vị đàn hồi của đất và cọc) tính bằng xentimét (cm)và được xác định bằng dụng cụ đo độ chối;

nlà hệ số tính bằng tấn trên mét vuông (T/m²) và lấy theo Bảng 4;

Bảng 4 - Hệ số n

Loại cọc

Hệ số n, T/m

Cọcbê tông cốt thép có mũ

150

Cọcgỗ: - không có cọc đệm

100

              -Có cọc đệm

80

Cọcthép có mũ

500

Flà diện tích được giới hạn bởi đường biên ngoài của tiết diện ngang rỗng hayđặc của thân cọc (khôngphụ thuộc cọc có hay không có mũi nhọn), tính bằng mét vuông (m²);

Ettlà năng lượng tính toán của nhát đập, tính bằng cm và lấy theo 7.5 cho búađi-ê-zen, lấy bằng QH cho búa treo và búa đơn động, lấy theo số liệu của lýlịch máy khi dùng búa song động; đối với búa rung, năng lượng tính toán tươngđương của nhát đập lấy theo Bảng 5;

Qlà trọng lượng phần đập của búa, tính bằng tấn (T);

Hlà độ cao rơi thực tế của phần đập của búa, tính bằng xentimet (cm);

klà hệ số an toàn về đất, lấy k = 1,40 trong công thức (9) và k = 1,25 trongthức (10); còn trong xây dựng cầu, khi số lượng cọc ở trụ lớn hơn hai mươi thìk = 1,4, khi từ mười một cọc đến hai mươi cọc thì k = 1,6; khi từ sáu cọc đếnmười cọc thì k = 1,65; khi một cọc đến năm cọc thì k = 1,75;

P là khả năng chịutải của cọc theo thiết kế, tính bằng tấn (T);

Mlà hệ số lấy bằng một khi đóng cọc bằng búa va đập còn khi dùng búa rung thìlấy theo Bảng 6 tùy thuộc vào loại đất dưới mũi cọc;

Qnlà trọng lượng toàn phần của búa đập hay búa rung, tính bằng tấn (T);

elà hệ số phục hồi va đập, lấy e² = 0,2 khi đóng cọc bê tông cốt thépvà cọc thép bằng búa va đập có dùng mũ cọc đệm gỗ; còn khi dùng máy hạ cọc kiểurung thì e² = 0;

qlà trọng lượng cọc và mũ cọc, tính bằng tấn (T);

q1 là trọng lượng cọcđệm tính bằng tấn; khi dùng máy rung q1 = 0;

hlà chiều cao, đối với búa điêzen lấy h = 50 cm còn trong các trường hợp khác h= 0;

Wlà diện tích mặt bên của cọc, tính bằng mét vuông (m²);

n0 và ndlà các hệ số dùng để tính chuyển từ sức chống động sang sức chống tĩnh của đất,nd = 0,25 s.m/T và n0= 0,002 5 s.m/T;

glà gia tốc trọng trường (g = 0,0981 cm/s²).

Bảng 5 - Giá trị Ett

Lựccưỡng bức, T

10

20

30

40

50

60

70

80

Nănglượng tính toán tương đương một nhát đập của máy rung (T.cm)

450

900

1 300

1 750

2 200

2 650

3 100

3 500

Bảng 6 - Hệ số M

Loại đất dưới mũicọc

Hệ số M

-Sỏi sạn có lẫn cát

1,3

-Cát:


+Cát thô, cát trung chặt vừa và á cát cứng

1,2

+Cát hạt nhỏ chặt vừa

1,1

+Cát bụi chặt vừa

1,0

-Á cát dẻo, á sét và sét cứng

0,9

-Á sét và sét:


+Nửa cứng

0,8

+Dẻo cứng

0,7

CHÚTHÍCH: khi cát chặt, giá trị hệ số M được lấy tăng lên 60 %; khi có các tàiliệu xuyên tĩnh M được lấy tăng lên 100 %.

9.12 Nếu trong thiết kếmóng cọc ống có yêu cầu tìm biên độ tính toán lúc hạ cọc thiết kế, thì khitrong quá trình thi công thay đổi các thông số của máy rung đã được quy định cóthể kiểm tra biên độ tính toán của cọc ống có đường kính ngoài đến 2 m với tốcđộ hạ cọc từ 2 cm đến 20 cm trong 1 min, theo công thức:

trongđó:

A là biên độ lấybằng 1/2 độ lắc toàn phần của dao động trong phút cuối cùng khi hạ cọc, tínhbằng xentimét (cm);

Nnlà công suất có hiệu yêu cầu toàn phần lúc hạ cọc, tính bằng kilôoát (KW);

Nx là công suất yêucầu vận hành không tải đối với búa rung tầng số thấp, lấy bằng 25 % công suấtthuyết minh của động cơ điện, tính bằng kilôoát (KW);

nBlà tốc độ quay bộ phận không cân bằng của bộ kích rung, tính bằng vòng trênphút (r/min);

P là khả năng chịutải của cọc ống theo thiết kế, tính bằng tấn (T);

llà hệ số phụ thuộc vào tỷ số sức kháng tĩnh và sức kháng động của đất. Đối vớiđất cát xác định theo Bảng 7 phụ thuộc vào loại và mức độ no nước của đất, cònđối với đất sét - xác định theo Bảng 8 phụ thuộc vào độ sệt ls củađất.

QB là trọng lượng củahệ thống rung, bằng tổng trọng lượng của ống của cọc và máy rung, tính bằng tấn(T).

Khicó nhiều lớp đất thì giá trị l được xác định theo công thức:

trongđó:

lilà hệ số đối với lớp đất đồng nhất thứ i;

hi là độ caocủa lớp đất đó, tính bằng mét (m).

Bảng 7 - Hệ số lđối với cát

Tên đất

Hệ số lđối với cát

Thô

Vừa

Nhỏ

Cát:




-No nước

4,5

5,0

6,0

-Ẩm

3,5

4,0

5,0

Bảng 8 - Hệ số lđối với đất sét

Tên đất

Hệ số lđối với đất sét khi độ sệt

ls>0,75

0,5<ls≤0,75

0,25<ls≤0,5

Asét

4,0

3,0

2,5

Sét

3,0

2,2

2,0

9.13 Chỉ cho phép dùngxói nước để hạ cọc ở những nơi cách xa các công trình và nhà hiện có trên 20 m.

Đểgiảm áp suất, lưu lượng nước và công suất của các thiết bị bơm, cần phải kếthợp xói nước với việc đóng hoặc tăng tải lên cọc bằng búa.

Khihạn cọc, cọc ống bằng xói nước đến độ sâu lớn hơn 20 m trong đất cát và á cátthì việc xói nước nên kèm theo bơm khí ép vào trong vùng xói nước.

Đốivới cọc và cọc ống có đường kính nhỏ hơn 1 m thì cho phép dùng 1 ống xói đặtgiữa tiết diện. Đối với các cọc ống có đường kính lớn hơn 1 m thì nên đặt cácống xói theo chu vi cọc ống cách nhau từ m đến 1,5 m.

Khihạ cọc đến mét cuối cùng thì việc xói nước dừng lại, sau đó cọc cần được hạbằng bua hoặc máy rung cho đến độ chối thiết kết mà không dùng nước xói nữa.

9.14 Chế tạo cọc nhồicần phải tiến hành sau khi san đất toàn bộ hay cục bộ hoặc đắp đầy đến caotrình thiết kết của đài cọc, còn ở nơi bị ngập nước - từ bề mặt của các đảonhân tạo hoặc từ các giàn giáo.

9.15 Khoan các lỗ trongđất no nước khi khoảng cách giữa các mép của chúng nhỏ hơn 1,5 m nên tiến hànhtừng lỗ một; khoan các lỗ gần nơi đã đổ bê tông phải tiến hành sau khi đã đôngkết hỗn hợp bê tông, nhưng không sớm hơn 8 h.

Trongđất sét khi không có nước ngầm, cho phép làm các lỗ khoan mà không cần gia cốthành của chung.

Trongđất cát cũng như đất sét nằm dưới mực nước ngầm, nên dùng các máy khoan cótrang bị các ống chèn tháo lắp để khoan các giếng. Khi không có các máy như thếthì cho phép giữ thành lỗ khoan bằng những ống chèn để lại trong đất, bằng áplực dư của nước hoặc bằng vữa đất sét.

Đượcphép giữ thành giếng khoan bằng áp lực dư của nước (cột áp) nếu có các biệnpháp bảo đảm sự ổn định các công trình trên công trường hoặc trên các khu đấtngoài phạm vi xây dựng.

Giátrị tối ưu của áp lực dư nên xác định cụ thể khi thi công các giếng đầu tiên,nhưng không được nhỏ hơn 4 m.

9.16 Nên dùng vữa sét đểgiữ các giếng khi không có khả năng dùng áp lực dư của nước.

Khikhoan các giếng có dùng vữa sét hoặc áp lực dư của nước cần giữ miệng lố khoanbằng các đoạn ống nối không ngắn hơn 2 m.

Mứcvữa sét trong giếng trong quá trình khoan, làm sạch và đổ bê tông cần phải caohơn mực nước ngầm (hoặc mức nước ở bên) ít nhất là 0,5 m.

9.17 Khi khoan xong nênkiểm tra kích thước thực tế và cao trình của miệng, đáy cà vị trí lỗ khoan trênbình đồ, cũng như sự phù hợp của đất nền với số liệu thăm dò địa chất côngtrình.

9.18 Đặt cốt thép chocọc bằng khung sản xuất sẵn và cho vào lỗ trước lúc đổ bê tông. Trước khi đặtkhung cốt thép và đổ bê tông cần thiết phải gạt sạch đáy lỗ khoan.

Cầnphải cố định khung thép vào vị trí thiết kế để ngăn ngừa nó trồi lên và dịchchuyển do hỗn hợp bê tông đổ vào và trong quá trình rút ống chèn hoặc ống đổ bêtông, cũng như trong tất cả các trường hợp bố trí cốt thép không phải trên toànbộ chiều sâu của giếng.

9.19 Đổ bê tông các cọcở trong giếng khoan không ổn định hoặc đầy nước (dung dịch sét) phải tiến hànhkhông muộn hơn 8 h sau khi khoan xong.

Cầnphải vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng ô tô chở bê tông hoặc ô tô trộn bê tông.Hỗn hợp bê tông đổ vào cọc nhồi cần có độ sụt hình nón từ 18 cm đến 20 cm.

Nênđổ hỗn hợp bê tông vào giếng qua ống đổ bê tông (đường kính không bé hơn 250mm) có gắn phễu rung.

Cáclỗ khoan khô có chiều sâu nhỏ hơn 5 m, được phép đổ bê tông mà không dùng cácống đổ bê tông.

Cácống dùng để đổ bê tông vào các giếng ở dưới nước hoặc dưới dung dịch sét cần cóphễu thu có dung tích lớn hơn thể tích của ống và có van để đóng đường dẫn bêtông, trong ống lúc cho bê tông vào phễu. Cho bê tông vào phễu phải tiến hànhtrực tiếp từ những thiết bị vận chuyển và không được nhiều quá quy định.

Trongquá trình đổ bê tông, khi nâng ống đổ bê tông lên, đầu ống phải luôn luôn ngậpsâu vào vữa bê tông ít nhất là 1 m.

Việcđổ bê tông vào giếng khoan phải tiến hành không được có những lúc ngừng lâu quáthời gian bắt đầu đông cứng của hỗn hợp bê tông.

Cầnphải bảo đảm đổ bê tông có chất lượng tốt suốt toàn bộ chiều sâu của lỗ khoan,trong đó có cả đầu cọc.

9.20 Trong quá trình đổbê tông cọc khoan nhồi cần phải ghi nhật ký theo mẫu trình bày ở Phụ lục Q.

Cứ50 m³ hỗn hợp bê tông đã đổ hoặc khi thay đổi thành phần của bê tông, cần lấy 3mẫu để kiểm tra.

Cầnphải tiến hành sản xuất và bảo dưỡng các mẫu bê tông kiểm tra trong các điềukiện giống như các điều kiện khi đổ và đông cứng bê tông cọc.

Đểkiểm tra tính liên tục của bê tông trong thân cọc nhồi thi công bằng phươngpháp đổ bê tông dưới nước hoặc dưới dung dịch sét thì cứ 100 cọc chọn 1 cọc(nhưng không ít hơn 2 cọc cho mỗi công trình), sau khi bê tông đã đạt trên 70 %cường độ thiết kế, khoan lấy lõi đường kính 75 mm đến 100 mm trên suốt chiềudài thân cọc.

9.21 Khi mở rộng châncọc bằng phương pháp nổ om dùng thuốc nổ có tác dụng đập vụn hoặc phá vỡ.

Đểtạo thành chân mở rộng bằng nổ om của cọc nhồi, xác định lượng thuốc nổ theocông thức:

C = knD3           (13)

trongđó:

C là trọng lượngkhối thuốc nổ, tính bằng kilôgam (kg);

knlà hệ số chống nổ của đất, k = 1,2 khi đất sét dẻo cứng còn khi nửa cứng thì k= 1,4;

Dlà đường kính của chân mở rộng bằng nổ om, tính bằng mét (m).

9.22 Trọng lượng khốithuốc nổ tập trung tạo thành chân mở rộng trong các cọc rỗng thi công bằngphương pháp đóng nên phỏng lấy theo chỉ dẫn ở Bảng 9. Trong quá trình thi công,trọng lượng khối thuốc nổ cần được xác định chính xác hơn từ kết quả mở rộngbằng nổ om các kích thước thiết kế của cọc.

Mỗikhối thuốc nổ cần có 4 kíp nổ điện nối liền 2 cái một vào mạng điện cơ bản vàmạng điện dự phòng có 2 dây dẫn.

Cácdây dẫn của mạng lưới phải có lớp chống thấm nước.

Ốngchèn tháo lắp cần phải được rút lên 1,5 m đến 2,0 m sau khi đổ hỗn hợp bê tôngđể tránh hư hỏng đầu dưới của ống do mìn nổ gây ra.

Bảng 9 - Đường kính tính toán của bầumở rộng

Trọng lượng khốinổ

Đường kính tínhtoán trung bình

kg

của bầu mở rộng,m

1

0,3

4

1,1

8

1,5

12

1,9

9.23 Để lấp các bầu mởrộng bằng nổ om cần phải dùng bê tông nhão, có độ sụt hình nón 20 cm đến 25 cm.Thể tích của bê tông được đổ vào trước khi nổ mìn phải đủ để nhét đầy bầu mởrộng và thân cọc đến độ cao không ít hơn 2 m sau khi nổ.

Trongquá trình thi công mở rộng chân bằng nổ om mỗi cọc cần phải kiểm tra cao trìnhcủa khối thuốc nổ BB nằm ở đáy hố và bề mặt của hỗn hợp bê tông trong ống trướcvà sau khi nổ mìn.

9.24 Nghiệm thu công tácthi công móng cọc và tường vây cọc ván phải tiến hành trên cơ sở:

a) Các thiết kế củamóng cọc và tường vây cọc ván;

b) Thuyết minh của cácnhà máy sản xuất cọc, cọc ống, cọc ván và bê tông thương phẩm;

c) Các văn bản về thínghiệm trong phòng của các mẫu bê tông kiểm tra và các biên bản về bảo vệ chống ăn mòn kết cấu;

d) Các biên bản đo đạcđịnh vị trục của các móng và tường vây;

e) Các sơ đồ thực hiệnviệc bố trí cọc và tường vây có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều cao;

f) Các bản báo cáotổng hợp và các nhật ký đống hoặc hạ cọc, cọc ống và cọc ván, các nhật ký khoanvà đổ bê tông lỗ khoan để làm cọc nhồi;

g) Các kết quả thínghệm động các cọc và cọc ống;

h) Các kết quả thínghiệm tĩnh các cọc và cọc ống (nếu chúng được quy định trong thiết kế).

9.25 Độ lệch so với vịtrí thiết kế của các cọc nhồi, cọc đóng và cọc ống không được vượt quá nhữngtrị số ghi ở Bảng 10 hoặc các thuyết minh trong thiết kế với lý do tương ứng;

Bảng 10 - Độ lệch cho phép của trụccọc trên mặt bằng

Loại cọc và vịtrí của chúng

Độ lệch cho phépcủa trục cọc trên mặt bằng

1. Các cọc đứng cótiết diện vuông và chữ nhật, các cọc đóng hình tròn rỗng có đường kính nhỏhơn 0,5 m

a) Khi bố trí cọc 1hàng:

- Trục ngang củahàng cọc

- Trục dọc của hàngcọc

b) Khi bố trí cácnhóm và dải cọc theo 2 và 3 hàng:

- Đối với các cọcbiên trục ngang của hàng cọc

- Đối với các cọccòn lại và cọc biên trục dọc của hàng cọc

c) Khi bãi cọc kínkhắp dưới toàn bộ nhà và công trình:

- Đối với các cọcbiên

- Đối với các cọcgiữa

d) Đối với cọc đơn

e) Đối với cọc chống

2. Các cọc tròn rỗngcó đường kính từ 0,5 m đến 0,8 m và các cọc khoan nhồi đường kính lớn hơn 0,5m

a) Khi bố trí cáccọc theo dải trục ngang của hàng cọc

b) Khi bố trí cáccọc theo dải trục dọc của hàng và khi bố trí cụm cọc

c) Đối với các cọcđơn tròn rỗng dưới các cột

3. Các cọc và cọcống hạ qua ống khoan dẫn hướng (khi xây dựng cầu)



0,2 d

0,3 d

0,3 d

0,2 d

0,2 d

0,4 d

5 cm

3 cm


10 cm 1

5 cm

8 cm

Độ chuyển dịchtrục tại mức trên cùng của ống khoan dẫn hướng đã được lắp và gia cố chắcchắn so với vị trí thiết kế không được lớn hơn 0,025 H ở bến nước, (ở đây Hlà độ sâu tại nơi lắp ống dẫn hướng) và ± 25 mm ở thung lũng không có nước.

CHÚTHÍCH: Số cọc hoặc cọc ống có độ lệch tối đa cho phép so với vị trí thiết kếkhông nên vượt quá 25 % tổng số cọc khi bố trí theo dải, còn khi tỷ lệ cọc -cột là 5 %, khả năng dùng các cọc có độ lệch cao hơn độ lệch cho phép sẽ do cơquan thiết kế quy định.

9.26 Độ lệch kích thướclỗ khoan và bầu mở rộng khi thi công cọc nhồi không nên vượt quá các giá trịsau đây:

- Theo chiều sâu củagiếng khoan ± 100 mm;

- Theo đường kínhgiếng khoan ± 50 mm;

- Theo đường kính bầumở rộng ± 100 mm;

9.27 Độ lệch cho phépcủa hàng cọc ván so với vị trí thiết kế, trên mặt bằng không nên vượt quá cácchỉ dẫn ở trong Bảng 11 hoặc các trị số thuyết minh trong thiết kế với những lýdo tương ứng.

Bảng 11 - Độ lệch cho phép của hàngcọc ván so với vị trí thiết kế trên mặt bằng

Loại cọc ván

Độ lệch cho phépcủa hàng cọc ván so với vị trí thiết kế trên mặt bằng

1. Các hàng cọc vángỗ của đập, cống

2. Các hàng cọc vángỗ của các bờ đê quai 1 hàng có thanh chống và đê quai 2 hàng.

3. Cọc ván gỗ củacác công trình khác tại mức trên cùng của cọc ván.

4.Hàng cọc ván gỗcủa đê quai (không có thanh chống).

5. Cọc ván thép khihạ bằng phương pháp tầu đóng cọc

a) Ở độ cao trêncùng của cọc ván

b) ở độ cao mặt đất

6. Cọc ván thép khihạ từ đất liền ở độ cao mặt đất

1,3 bề dày cọcván

Bề dày của cọcván


Bề dày của cọc ván


300 mm

100 mm

Không lớn hơn 300mm

150 mm

150 mm

10 Giếng chìm vàgiếng chìm hơi ép

10.1 Chỉ dẫn chung

10.1.1 Khi xây dựng và hạgiếng chìm và giếng chìm hở ép, trong thiết kế nên nghiên cứu đề xuất:

- Giải pháp thi côngđảo nhân tạo, các nền và sân bãi để bố trí công trình định hạ chìm và các thiếtbị cần thiết;

- Giải pháp về cáctrang thiết bị tạm thời dùng để chế tạo và bơm dung dịch sét, cần thiết bị năng lượng, ép khí ...

- Sơ đồ các giai đoạncơ bản của quá trình công nghệ hạ giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép;

- Các biện pháp liênquan với các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật an toàn và bảo đảm sự đi lại an toànvà thông suốt của các phương tiện bơi lội trong trường hợp tiến hành công tácbơi lội.

10.1.2 Phương pháp cố địnhtại chỗ các trục của giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép cần phải bảo đảm khảnăng kiểm tra vị trí của chúng trên mặt bằng bất cứ lúc nào khi hạ chìm. Cácmốc chuẩn để kiểmtra cao trình thẳng đứng của giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép cần phải lắp đặtngoài phạm vi lún và chuyển dịch của đất.

10.1.3 Chỉ được phép xâydựng mới những công trình cỡ lớn trong phạm vi các vùng nằm trên lăng thể trượtsau khi đã kết thúc công tác hạ giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép và đã đổ bêtông bịt đáy giếng.

Cáccông trình đã thiết bị tạm thời cần thiết để xây lắp giếng chìm và giếng chìmhơi ép.

(Trạmvữa bê tông, trạm khí ép, cần trục ...) có thể bố trí trong phạm vi lăng thểtrượt đồng thời phải dùng các biện pháp bảo đảm sự hoạt động bình thường củachúng trong trường hợp đất bị dịch chuyển.

10.1.4 Các giếng chìm vàgiếng chìm ép nên xây dựng trên những khu đất hoặc những đảo nhỏ đã san phẳngnằm ngang cao hơn mức tính toán của nước ngầm hay nước trong hồ (có kể đến độcao của sóng) ít nhất là 0,5 m. Lấy mức nước trong thời gian từ khi bắt đầu xâydựng công trình đến khi hạ nó xuống độ sâu bảo đảm sự ổn định trong trường hợpđảo bị xói lở làm mức tính toán. Các bờ bảo hộ đảo cần phải có chiều rộng khôngnhỏ hơn 2 m.

Đểthi công giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép cần phải chuẩn bị nền tạm thời dướidạng những lăng thể cát - dăm, những tấm đệm gỗ, những vòng tựa bằng bê tônglắp ghép hay toàn khối ... Cường độ bê tông của các vòng tựa khi bắt đầu đổ bêtông các cấu kiện hoặc lắp ráp những bộ phận lắp ghép của giếng chìm và giếngchìm hơi ép phải đạt tối thiểu 70 % cường độ thiết kế.

10.1.5 Việc tháo dỡ giếngchìm và giếng chìm hơi ép khỏi nền tạm thời phải được tiến hành sau khi bê tôngđạt được cường độ thiết kế. Thứ tự tháo dỡ phải đảm bảo tránh nghiêng lệch.

Đượcphép hạ vào trong đất đốt thứ nhất của giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép khicường độ bê tông đạt cường độ thiết kế, còn những đốt sau khoảng 70 % cường độthiết kế. Đồng thời cần phải dùng các biện pháp bảo đảm độ thẳng đứng của côngtrình hạ vào trong đất và đúng vị trí thiết kế của nó trên mặt bằng.

Trịsố độ chìm một lần hạ giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép không được lớn hơn 0,5m. Sau mỗi lần hạ công trình cần phải tiến hành kiểm tra độ thẳng đứng và vịtrí của nó trên mặt bằng đồng thời phải nhanh chóng điều chỉnh lại cho ngayngắn những sự dịch chuyển và nghiêng lệch.

Việchạ các giếng chìm và giếng chìm hơi ép ở gần những công trình đã xây dựng cầnphải kèm theo việc theo dõi trạng thái của các công trình đó bằng dụng cụ quantrắc.

10.1.6 Được phép vầnchuyển giếng chìm và giếng chìm hơi ép trên phao. Sau khi đã kiểm tra sự ổnđịnh của chúng với chiều cao thành phao nổi cao hơn mặt nước tối thiểu 1 m (cótính đến độ cao của sóng và độ nghiêng của khả dĩ).

Đáycủa bến nước để đặt nổi giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép cần phải làm bằngphẳng trước.

Cầnchú ý đến chế độ của dòng sông và các điều kiện qua lại của tàu bè khi cố địnhvà giằng các giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép thả nổi bằng neo. Trong thời kỳvận chuyển và hạ giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép thả nối nên áp dụng các biệnpháp để tránh những trang thiết bị nổi sa vào giếng. Phải tiến hành hạ giếngchìm hoặc giếng chìm hơi ép xuống đáy đạt độ chính xác do thiết kế quy định.

10.1.7 Trong quá trình hạgiếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép phải lấy đất ra một cách đều đặn trên toàn bộdiện tích của nó.

Thứtự đào các lớp đất trong giếng chìm hoặc giếng chìm của hơi ép cần được quyđịnh dựa vào loại và tính chất của đất. Trong trường hợp lớp trung gian có lẫnđá cứng và đất nửa đá thì nên tiến hành đào chúng không chỉ dưới bàn chân giếngvà còn ra ngoài phạm vi mặt ngoài của nó; đồng thời chiều rộng của khe hở khôngđược nhỏ hơn 10 cm và cùng với việc hạ chìm công trình thì khe hở phải được lấpđất bằng đất sét. Các vật chướng ngại thuộc loại đá tảng ... cần phải vứt bỏngay.

10.1.8 Các công tác nổ phátrong giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép phải được thực hiện theo các quy phạmhiện hành về các công tác đó. Đồng thời cần bảo đảm:

- Sau một lần đánhchìm giếng hoặc giếng chìm hơi ép hạ đến độ sâu đã định;

- Giữ nguyên vẹn cáckết cấu và máy móc lúc nổ mìn vẫn ở trong giếng chìm hoặc giếng chìm hơi ép;

- Tránh rò hơi từthùng khí ép và tăng cao áp lực trong buồng làm việc quá 50 %;

Trìnhtự làm tơi đất dưới chân công trình bằng nổ mìn có chú ý đến chỗ tựa chắc chắncủa nó trên các vùng tựa tạm thời còn lại.

10.2Giếng chìm

10.2.1 Khi lắp ráp cácgiếng chìm bằng những tấm thẳng đứng nên dùng giá định hướng để cố định các bộphận kết cấu. Cho phép bắt đầu lắp ráp các cấu kiện lắp ghép của giếng sau khikhối bê tông của phần chân đạt tới 70 % cường độ thiết kế. Sau khi bê tông tạicác chỗ nối đã đạt đến cường độ thiết kế thì cho phép tháo dỡ giếng lắp ghép rakhỏi nền tạm thời.

Việclắp ráp các giếng lắp ghép phải bảo đảm thi công mối nối của các bộ phận kếtcấu có độ bền và độ không thấm nước bằng ngay chính bộ phận kết cấu đó.

10.2.2 Để làm giảm lực masát của giếng và cho phép dùng phương pháp xói thủy lực hoặc thủy khí động đểxói rửa đất khi hạ chìm các giếng trong các trường hợp không có các công trìnhvĩnh cửu và công trình giao thông trong phạm vi lăng thể trượt.

10.2.3 Để giảm lực ma sátcủa giếng và đất khi hạ chìm nó, nên ưu tiên dùng phương pháp hạ chìm côngtrình trong áo sét (huyền phù) và cần phải tuân theo các quy tắc sau đây:

- Bảo đảm cung cấpkịp thời dung dịch sét đến khoảng trống quanh giếng (tạo thành bơi bậc nhô racủa phần chân xung quanh giếng chìm) để duy trì mức dung dịch không thấp hơn 20cm so với miệng giếng đào;

- Đào đất dưới chângiếng chìm; đồng thời không để đùn dung dịch sét và trong giếng;

- Chuyển dung dịchsét vào áo sét bằng những ống bơm đặt cao hơn bậc nhô ra của chân giếng khi hạchìm giếng đến độ sâu hơn 10 m. Tại độ đặc vòng đệm bịt kín theo phương ngang.

- Kiểm tra nghiêmngặt quá trình hạ giếng và không cho phép để dồn giếng trên vách đất.

10.2.4 Đất sét dùng để chếtạo dung dịch sét phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở 8.5.

10.2.5 Chất lượng dungdịch sét phải bảo đảm sự ổn định của vách đất hố đào xung quanh giếng trongthời gian hạ chìm nó đến cao trình thiết kế và nhồi đầy khe hở của áo giếng.Các thông số của dung dịch sét phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở 8.6.

10.2.6 Tại khu vực xâydựng, cứ mỗi ca làm việc nên tiến hành kiểm tra dung dịch sét vừa chế tạo bơmvào ít nhất 1 lần. Các mẫu dung dịch kiểm tra phải được lấy ở máy trộn đất sétvà ở áo sét: tại bề mặt, tại khoảng giữa va tại vùng bậc nhô ra của chân giếngchìm.

10.2.7 Khi hạ giếng chìmkhông hút nước vào trong đất no nước, mực nước trong giếng phải được duy trì ở độcao không thấp hơn mực nước ngầm hoặc cao hơn nó để tránh đất có thể bị đùn từcác chân giếng ra.

Độchênh lệch các mức đất ở các khoang của giếng chìm không tháo nước không nênvượt quá 0,5 m.

Trongphạm vi bên nước của giếng nên hạ chìm giếng mà không hút nước; đồng thời nêntiến hành đào và chuyển đất từ dưới nước ra bằng máy móc.

Khôngđược phép hạ chìm các giếng có thoát nước lộ thiên:

a) Trên các khu vựcđất chảy;

b) Khi có các côngtrình vĩnh cửu và hệ thống giao thông trong phạm vi lăng thể trượt của đất xungquanh giếng;

c) Trong các trườnghợp dùng áo bọc bằng đất xúc biến trong các đất cát chứa nước.

10.2.8 Đáy bê tông cốtthép của giếng được hạ chìm có thoát nước lộ thiên cần phải được đổ bê tôngliên tục cho mỗi khối, đồng thời phải có những biện pháp ngăn ngừa không để choxi măng trong hồn hợp bê tông mới đổ trôi đi. Các khối ở chân giếng phải đổ bêtông trước tiên.

Đượcphép bơm nước trong các giếng có đáy bê tông đổ bằng phương pháp đổ bê tôngdưới nước sau khi bê tông đã đạt đến cường độ thiết kế. Việc xây dựng phần bêtông cốt thép của đáy ở trên lớp bê tông đệm đổ dưới nước phải được tiến hànhhoàn toàn khô.

Tronggiếng dùng làm phòng ngầm, chồi nối giữa đáy và thành giếng cần phải bảo đảm độkhít chặt cần thiết để tránh khả năng xâm nhập của nước ngầm.

10.3 Giếng chìm hơi ép

10.3.1 Trước khi bị bắtđầu công tác hạ giếng chìm hơi ép, trang thiết bị của nó (thiết bị) đóng mơ cácngăn, các ống ngầm trong giếng, các bình chứa khí, các ống thông hơi cần phảiđược kiểm tra và thử bằng áp lực nước cao hơn 1,5 lần áp lực làm việc tối đa.

10.3.2 Sơ đồ các ống dẫnkhi phải bảo đảm khả năng nối vào hoặc tách khỏi mạng lưới của mỗi tổ máy nén khí.

Tạitrạm khí ép cần phải có máy nén khí dự trữ có công suất bằng hoặc lớn hơn máymạnh nhất của hệ thống. Máy nén dự trữ trong thời gian tiến hành công tác giếngchìm hơi ép phải luôn luôn ở trạng thái chuẩn bị để khởi động và nối vào mạnglưới.

Trạmkhí ép phải có 2 nguồn cung cấp điện năng độc lập với nhau.

10.3.3 Khối lượng khí nénchuyển vào giếng chìm hơi ép phải bảo đảm đủ áp lực khi để tạo điều kiện thicông tốt nhất. Phải chuyển cho mỗi người làm việc trong giếng chìm hơi ép mộtkhối lượng khí nén không ít hơn 25 m³/h.

Nhiệtđộ không khí trong buồng làm việc ở áp lực dưới 0,2 MPa phải là từ 16 °C đến 20°C, khi áp lực 25MPa từ 17 °C đến 23 °C và khi áp lực cao hơn 0,25 MPa từ 18 °C đến 26 °C.

Áplực không khí trong giếng chìm hơi ép (khi hạ không dùng cơ giới thủy lực) cầnphải đủ để thắng dòng chảy từ chân giếng ra, nhưng không được cao hơn áp lực thủytĩnh tại mức chân giếng là 02 MPa.

10.3.4 Các phương pháp vàtrình tự đào đất trong giếng chìm hơi ép phải bảo đảm làm cho nó hạ sâu đều đặnvà ngăn ngừa sự rò không khí.

Caotrình của mặt đất trong buồng làm việc khi hạ giếng không được cao hơn caotrình của vành đai chân giếng quá 60 cm.

Cácphương pháp và trình tự loại thải các dị vật cứng ra khỏi chân giếng chìm hơiép phải loại trừ khả năng rò không khí từ trong buồng của giếng ra ngoài.

10.3.5 Cho phép khử tìnhtrạng bị treo của giếng hơi ép bằng cách chọn thời hạ thấp đột ngột áp lựctrong buồng két - xông nhưng không quá 50 % (hạ chìm cưỡng bức).

Trướckhi hạ mạnh, cấm không được lấy đất dưới vành đai sâu quá 0,5 m, đồng thời khihạ mạnh cũng cấm có người trong buồng két - xông.

10.3.6 Việc để ngập buồngkét - xông trong trường hợp bắt buộc phải ngừng thi công phải tiến hành bằngcách hạ thấp từ từ áp lực khí. Việc ép thoát nước ra khỏi buồng két - xông phảithực hiện dưới áp lực không vượt quá áp lực thiết kế.

10.3.7 Các buồng két -xông phải được lấp đầy bằng vật liệu do thiết kế quy định cùng với việc lènchặt vật liệu dưới trần két - xông. Các lỗ hổng còn lại cần phải được nhét đầyvữa xi măng - cát bằng cách bơm nó qua các ống dưới áp lực không nhỏ hơn 0,1MPa.

Việchạ trần két - xông trực tiếp lên đất chỉ được phép làm theo giải pháp của cơquan thiết kế.

10.4 Nghiệm thu côngviệc

10.4.1 Trong quá trình xâydựng và hạ giếng chìm và hạ giếng chìm giếng hơi ép cần nghiệm thu:

a) Các trục chính củacông trình đã được định vị trên thực địa bằng những mốc đo đạc;

b) Các đảo nhỏ nhântạo, các sân bãi và nền tạm thời dưới chân giếng chìm;

c) Các cốt thép, cácbộ phận và chi tiết chôn ngầm;

d) Các chỗ nối, cáckhe giữa các bộ phận kết cấu lắp ghép;

e) Các công trình đãđược chuẩn bị để tháo dỡ khỏi nền tạm thời và hạ chìm xuống nước;

f) Việc đặt các giếngchìm và giếng chìm hơi ép thả nổi xuống đáy;

g) Việc nhét đầy các khehở của giếng được hạ chìm trong áo sét (trám lỗ của áo sét);

10.4.2 Trong quá trình thicông xây dựng giếng chìm và giếng chìm hơi ép cần phải làm các sổ nhật ký thi công theo mẫutrình bày ở Phụ lục R và Phụ lục S.

10.4.3 Sự sai lệch về kíchthước và vị trí của các giếng chìm và giếng chìm hơi ép so với thiết kế không được vượt quácác trị số ghi trong Bảng 12.

Bảng 12 - Trị số sai lệch

Sai lệch về kíchthước và vị trí của các giếng chìm và giếng chìm hơi ép

Trị số sai lệch

- Về kích thước củatiết diện ngang:

+Theo chiều dài và rộng

+Theo bán kính cung tròn

+Theo đường chéo

- Theo chiều dàycủa thành:

+Bê tông và bê tông đá hộc

+Bê tông cốt thép

- Chuyển dịch ngang

- Tang của gócnghiêng so với phương thẳng đứng

0,5 %, nhưngkhông lớn hơn 12 cm

0,5 %, nhưngkhông lớn hơn 6 cm

1 %

± 30 mm

 ± 10 m 0,001

độ sâu hạ chìm

0,01

Phụlục A

(Tham khảo)

Nhậtký về công tác đầm nện hố móng

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhậtký về công tác đầm nện hố móng

1. Caotrình đáy hố móng (tuyệt đối hoặc tương đối) .......................................................... m

2. Tênđất: ........................................................................................................................

3. Độẩm của đất:...............................................................................................................%

4. Độsâu thiết kế đầm nện: ............................................................................................... m

5. Lượngnước tưới trên 1 m² đáy hố móng........................................................................m³

6. Kíchthước búa đầm........................................... m; trọnglượng .................................. T

7. Độcao nâng búa đầm ................................................................................................... m

Kếtquả đầm nện

Ngày tháng

No hốmóng

Số lần đập theomột vết

Độ sâu thực tếcủa đầm nện

m

Người thực hiện(ký tên)

Ghi chú

Ca kíp

1

2

3

4

5

6







Phụlục B

(Tham khảo)

Nhật ký về công tác lèn chặt bằng cọc đất

Tên cơ quan xây dựng: .....................................................................................................

Công trình: ........................................................................................................................

Nhật ký về công tác lèn chặt bằng cọc đất

1. Độsâu thiết kế lèn chặt ..................................................................................................  m

2. Tênđất: ........................................................................................................................

3. Độẩm của đất nguyên trạng...........................................................................................%

4. Thiếtbị để xuyên lỗ khoan: ............................................................................................ m

5. Trọnglượng của dụng cụ đập ........................................................................................

a) Đểxuyên lỗ khoan:.........................................................................................................T

b) Đểđầm nện đất đổ vào lỗ khoan: .................................................................................. T

6. Đặctrưng của đất lấp: ...................................................................................................

a) Tênđất: ........................................................................................................................

b) Độẩm tối ưu: ................................................................................................................ %

7. Trọnglượng tính toán của đất cho mỗi cọc ..................................................................... T

No cọc đất

Xuyên lỗ qua

Nhét lỗ khoan

Ghi chú

Ngày tháng/ cakíp

Thời gian xuyên

min

Độ xuyên sâu,

m

Đường kính

m

Ngày tháng/ cakíp

Thể tích 1 suất đất lấp

Số lượng suất đất lấp

Độ ẩm thực tế củađất lấp

Số lượng nhát đậptrên 1 suất đất

Người thực hiện (ký tên)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12













Phụlục C

(Tham khảo)

Nhậtký về công tác của trạm bơm

Tên cơ quan xây dựng: .......................................................................................................

Công trình: ..........................................................................................................................

Nhậtký về công tác của trạm bơm

1. Têngọi, N0....................................................................................................................... 

2. Trang thiết bị củatrạm (số lượng máy bơm, loại máy, động cơ, cao trình của trục thuộc tổ máy N0...)

3. Thiết bị thu nước(hồ, thu nước, bể tích nước, giếng khoan, nhóm ống lọc châm kim, số lượng củachúng ...)

4. Thiết bị tháo nước(ống dẫn có áp, đường tháo nước tự chảy kín và hở ...)

Ngày tháng/ cakíp

Số của máy bôm và động

cơ N0

Thời gian khởi động, dùng hay kiểm tra máy

Vận hành của tổmáy

Khối lượngchuyển đi, m3/h

Nguyên nhândùng máy

Các chỉ dẫn thao tác khi sử dụng

Người giao nhận (ký tên)

Chỉ số của dụngcụ

Thời gian làm việc liên tục

Áp kế,

Pa

Chân không kế,

mmHg

Ampe kế, A

Von kế, V

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12













Phụlục D

(Tham khảo)

Nhậtký về quan trắc địa thủy văn

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhậtký về quan trắc địa thủy văn

Ngày tháng/cakíp, giờ

Thời tiết (mưa,nhiệt độ không khí

No củacác giếng, các ống đo áp

Mức nước tĩnh, m

Mức nước động, m

Cao trình của mựcnước lấy mẫu phân tích hóa học

Người thực hiện(ký tên)

Độ cao tuyệt đối

Độ sâu cách đườngchuẩn

Độ cao tuyệt đối

Độ sâu cách đườngchuẩn

1

2

3

4

5

6

7

8

9










Phụlục E

(Tham khảo)

Nhậtký về silicát hóa và nhựa hóa đất

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhậtký về silicát hóa và nhựa hóa đất

Đóng các ống bơm

Thành phần dungdịch (silicát hóa hoặc nhựa)

Bơm dung dịch

Ngày tháng/ca kíp

N0lỗ khoan

N0ống bơm

Độ sâu của ốngbơm ca kíp

Ngày tháng/ cakíp

Silicát hay nhựa

Axit hoặc CaCl2

Nhiệt độ °C

Thời gian tạogen, min

Bắt đầu, giờ:phút

Kết thúc, giờ:phút

Thời gian, min

Thể tích dungdịch, L

Lượng tiêu haodung dịch L/min

Áp lực bơm,Pa

Người chịu tráchnhiệm chính

Ghi chú

Tỷ trọng,g/cm3

Thể tích, L

Tỷ trọng,g/cm3

Thể tích, L

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19




















Phụ lục F

(tham khảo)

Nhật ký các công tác xi măng hóa đất

Tên cơ quan xâydựng:........................................................................................................

Công trình:...........................................................................................................................

Nhật ký các công tác xi măng hóa đất

Ngày/ ca kíp

Thời gian xi măng hóa

N0 lỗ khoan

Vùng phụt xi măng

Độ sâu của vùng

Đường kính của giếng khoan trong vùng phụt xi măng

Độ sệt của vữa theo trọng lượng, N/X

Phụt dung dịch

Giữa lỗ khoan dưới áp lực

Người thựchiện (Ký tên)

Ghi chú

Giờ

Phút

Từ

Đến

Số đo của áp kế, Pa

Áp lực toàn phần cột nước

Lượng dung dịch tiêu hao, L

Lượng xi măng tiêu hao, kg

Thời gian, giờ phút

Áp lực toàn phần (chiều cao cột nước), m

Lượng nước tiêu hao, L

Độ phút nước đơn vị, L/s.m2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19




















Phụlục G

(Tham khảo)

Nhậtký thi công về cải tạo đất bằng nhiệt

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhậtký thi công về cải tạo đất bằng nhiệt

Ngày tháng/ cakíp

Giờ đo

No lỗkhoan

Số đọc của áp kế,Pa

Nhiệt độ, oC

Lượng tiêuhao nhiên liệu theo số liệu đô kg hay m3

Người thực hiện (ký tên)

Ghi chú

Lỗ khoan

Bộ phận thu khí hoặc thiết bị bơm

Bình chứa khí

Lỗ khoan

Điểm kiểm tra khối đất

Sau 1 h

Toàn bộ từ lúcbắt đầu cải tạo bằng nhiệt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12













Phụlục H

(Tham khảo)

Nhậtký công tác đào hào khi xây dựng công trình bằng phương pháp “tườngtrong đất”

Tên cơ quan xây dựng: .......................................................................................................

Công trình: ..........................................................................................................................

Nhậtký công tác đào hào khi xây dựng công trình bằng phương pháp “tường trong đất”

1. Thiếtbị đào đất: ................................................................................................................

2. Độsâu thiết kế của tường: .................................................................................................

Ngày tháng/ cakíp

Nođoạn thi công

Thời gian đàođoạn thi công

Thể tích đất đàotrong ca m³

Độ sâu đoạn thicông

Chiều cao của lớp

m

Người thực hiện(ký tên)

Ghi chú

Bắt đầu giờ, phút

Kết thúc giờ, phút

Đầu ca m

Cuối ca m

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10











Phụlục I

(Tham khảo)

Nhậtký kiểm tra chất lượng dung dịch sét (huyền phù)

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhật ký kiểm tra chất lượng dung dịch sét(huyền phù)

1. Loạimáy nhào đất sét: ......................................................................................................

2. Tênvà đặc trưng của đất sét: .............................................................................................

3. Thànhphần dung dịch trong 1 m³:

a. Đấtsét (kg):  ..............................

b. Nước(L): ...................................

c. Chấtthử hóa học (kg):................

Ngày/ Ca kíp

Nơi lấy mẫu vữa thử

Các chỉ tiêu chấtlượng của dung dịch

Người thực hiện (ký tên)

Ghi chú

Tỷ trọng,

g/cm³

Độ nhớt,

Pa.s

Kết tủa

%

Độ ổn định, g/cm³

Hàm lượng cát,

%

Độ mất nước,

cm³

Chiều dày lớp vỏsét,

mm

Ứng suất cắt tĩnh,

kg/cm²

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12













Phụlục K

(Tham khảo)

Nhậtký đổ bê tông bằng phương pháp “tường trong đất”

Tên cơ quan xây dựng: .......................................................................................................

Công trình: ..........................................................................................................................

Nhậtký đổ bê tông bằng phương pháp “tường trong đất”

1. Mácbê tông thiết kế: .......................................................................................................

2. Độlưu động thiết kế của bê tông: ....................................................................................

3. Đườngkính của ống đổ bê tông (m):.................................................................................

Ngày tháng/ Ca kíp

No đoạn thi công

Số lượng bê tôngđổ trong đoạn, m³

Số lượng bê tôngđổ trong đoạn do kết quả tăng, m³

Cường độ đổ bêtông trung bình

m³/h

Độ lưu động thựctế của bê tông,

cm

Độ ngập sâu củaống trong bê tông, m

Người thực hiện(ký tên)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9










Phụlục L

(Tham khảo)

Nhậtký đóng cọc

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhậtký đóng cọc

(Từ No ............................. ĐếnNo .............................)

Bắt đầu .................................. kếtthúc ............................

1. Hệ thống máy đóngcọc:

2. Loại búa:

3. Trọng lượng phầnđập của búa:

4. Áp suất (khí, hơi)(Pa):

5. Loại và trọng lượngcủa mũ cọc (kg):

6. Cọc No(theo mặt bằng cọc)

7. Ngày tháng đóngcọc:

8. Nhãn hiệu cọc:

9. Độ cao tuyệt đốicủa mặt đất cạnh cọc:

10. Độ cao tuyệt đốicủa mũi cọc:

11. Độ chối thiết kế:

No lầnđo

Độ cao nâng phầnđập của búa, cm

Số lần đập tronglần đo

Độ sâu hạ cọctrong lần đo cm

Độ chối của mộtnhát đập cm

Ghi chú

1

2

3

4

5

6







Phụlục M

(Tham khảo)

Bảngbáo cáo tổng hợp đóng cọc

Tên cơ quan xây dựng:..........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Bảngbáo cáo tổng hợp đóng cọc

(Từ No ............................. ĐếnNo .............................)

Bắt đầu .................................. kếtthúc ............................

Số thứ tự

No cọc theo mặtbằng cọc

Loại cọc

Ngày/ca

Độ sâu đóng cọc m

Loại búa

Tổng số nhát đập

Độ chối của 1nhát đập, cm

Ghi chú

Theo thiết kế

Thực tế

Khi đóng

Khi đóng lại đểkiểm tra

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11













Người thực hiện
(ký tên)

Phụlục N

(Tham khảo)

Nhật ký hạ cọc ván

Tên cơ quan xây dựng: .......................................................................................................

Công trình: ..........................................................................................................................

Nhậtký hạ cọc ván

(Từ No ............................. ĐếnNo .............................)

Bắt đầu .................................. kếtthúc ............................

1. Hệ thống máy đóng(cần trục):                       5.Vật liệu và loại cọc ván:

2. Loại búa (máyrung):                                      6.Chiều dài cọc ván:

3. Trọng lượng phầnđập của búa:                     7.Độ cao tuyệt đối mặt đất:

4. Loại cọc và trọnglượng mũi cọc:                   8.Độ cao tuyệt đối của mực nước ngầm:

Số thứ tự

No cọc ván theomặt bằng

Ngày/ca kíp

Độ cao tuyệt đốiphần trên cùng của ván

Độ cao tuyệt đốiđầu dưới của cọc ván

Kích thước cắtngắn hoặc nối dài cọc ván, m

Độ sâu hạ cọc ván(từ mặt cắt thiết kế)

Người thực hiện(ký tên)

Ghi chú

Theo thiết kế

Thực tế

Theo thiết kế

Thực tế

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11












Phụlục O

(Tham khảo)

Nhậtký hạ cọc ống bằng máy rung

Tên cơ quan xây dựng: .......................................................................................................

Công trình: ..........................................................................................................................

Nhậtký hạ cọc ống bằng máy rung

(Từ No ............................. ĐếnNo .............................)

Bắt đầu .................................. kếtthúc ............................

1. Loại máy rung:

2. Loại cọc và trọnglượng mũ cọc:

3. Cọc ống No:

4. Đường kính ngoài:

5. Bề dày của thành:

6. Chiều dài:

7. Số lượng và chiềudài mỗi phân đoạn:

8. Loại mối nối củaphân đoạn:

9. Độ sâu lún vàotrong đất từ cao độ thiết kế của đầu cọc:

10. Độ cao tuyệt đốiđầu dưới của ống:

a. Thiết kế:

b. Thực tế:

c. Độ cao của nút đấttrong ống:

11. Tốc độ lún tronglần đo sau cùng:

Ngày/ca

No lần đo

Thời gian của lần đo

min

Độ lún trong lần đo

cm

Thời gian nghỉsau 1 lần đo h

Số liệu về vậnhành máy rung

Độ cao tuyệt đốicủa mặt trên của đất trong coc ống

Ghi chú

Lực kích động

T

Cường độ dòng điện, A

Điện thế dòng điện,

V

Biên độ dao động

mm

Trước khi đào bỏ

Sau khi đào bỏ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12














Người thực hiện
(ký tên)

Phụlục P

(Tham khảo)

Bảngbáo cáo tổng hợp về việc hạ móng cọc

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Bảngbáo cáo tổng hợp về việc hạ móng cọc

(Từ No ............................. ĐếnNo .............................)

Bắt đầu .................................. kếtthúc ............................

Số thứ tự

Ngày, tháng hạ cọc

No theo mặt bằng cọc

Bề dày thành cọc,

mm

Đường kính ngoài,

mm

Chiều dài, m

Độ sâu hạ chìm, m

Loại máy rung hạ cọc

Các số liệu vềlần đo sau cùng

Ghi chú

Theo thiết kế

Thực tế

Lực kích độngcủa máy rung, T

Công suất yêucầu, m/min

Tốc độ lúnchìm, m/min

Độ cao của lõiđất trong cọc ống,

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14















Phụlục Q

(Tham khảo)

Nhật ký sản xuất cọc khoan nhồi

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhật ký sản xuất cọc khoan nhồi(TừNo .............................Đến No .............................)

Bắt đầu .................................. kếtthúc ............................

1. Loại máy khoan: ...............................

2. Loại dụng cụ mở rộng:.....................

3. Loại thuốc nổ:.................................

TT cọc theo mặt bằng

Ngày tháng/ ca kíp

Đường kính lỗ khoan, m

Độ cao tuyệt đối của mặt đất

Khoan thân cọc

Khoan mở rộng (số vòng và đường kính), m

Tên đất ở đáy hố khoan

Chiều dài khung cốt thép, m

Mác bê tông và độ sụt hình nón

Đổ bê tông bằng phương pháp ống đứng di chuyển

Trọng lượng thuốc nổ, kg

Mức bê tông trong ống

Tổng số bê tông được sử dụng, m2

Độ cao tuyệt đối của đầu cọc

Người thực hiện (ký tên)

Ghi chú

Độ sâu, m

Độ cao tuyệt đối của đáy hố khoan

Thể tích bê tông đổ vào cọc bao gồm cả phần mở rộng, m 

Độ cắm sâu tối thiểu dấu dưới của cống bê tông vào bê ôtng, m

Trước khi nổ

Sau khi nổ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19




















Phụlục R

(tham khảo)

Nhật ký côngtác về hạ giếng

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhậtký công tác về hạ giếng

1. Kích thước củagiếng trên mặt bằng

2. Ngày tháng:

Tháo tấm lót: .........................................................................................................................

Bắt đầu hạ giếng: ..................................................................................................................

Kết thúc hạ giếng: .................................................................................................................

3. Độcao chân giếng:

a. Lúcbắt đầu hạ: .................................................................................................................

b. Lúckết thúc hạ: .................................................................................................................

c. Theothiết kế: ....................................................................................................................

4. Vậtliệu của kết cấu:

a. Giếng:...............................................................................................................................

b. Chângiếng: ......................................................................................................................

5. Trangthiết bị:

a. Cầntrục: Kiểu ....................................sức nâng ..........................T

b. Máyxúc: Kiểu .....................................Thểtích gầu ......................m³.

c. Ống hút thủy lực (tàu hút bùn)..........................................................

Ngày/ca

Phương pháp đàođất

Tên đất được đào

Thể tích đất đã đào

m

Độ lún chìm củagiếng trong

ca, m

Độ lún chìm củagiếng theo các điểm m

Độ cao mực nước

Người thực hiện (ký tên)

Ghi chú

Ký hiệu các điểm

Trong giếng

Ngoài giếng

1

2

3

4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13














Phụlục S

(Tham khảo)

Nhật ký công tác về hạ giếng chìm hơi ép

Tên cơ quan xây dựng: .........................................................................................................

Công trình: ............................................................................................................................

Nhật ký công tác về hạ giếng chìm hơi ép

1. Kíchthước của giếng chìm hơi ép trên mặt bằng

2. Ngàytháng:

Tháo tấm lót: .........................................................................................................................

Bắt đầu hạ giếng: ..................................................................................................................

Kết thúc hạ giếng: .................................................................................................................

3. Độcao chân giếng:

a. Lúcbắt đầu hạ: .................................................................................................................

b. Lúckết thúc hạ: .................................................................................................................

c. Theothiết kế: ....................................................................................................................

4. Vậtliệu của kết cấu:

a. Buồngkét xông: ................................................................................................................

b. Chângiếng: ......................................................................................................................

5. Trangthiết bị:

a. Thiếtbị đóng mở các buồng ra vào của hệ thống......................................................... cái

b. Ốnghút thủy lực (thiết bị bơm dâng bằng khí nén) ...................................................... cái

c. Vòiphụt nước ............................................................................................................. cái

Ngày/ ca

Phương pháp đàođất

Tên đất đào

Áp lực không khí trong giếng chìm hơi ép trước khi đánh chìm, Pa

Áp lực không khítrong giếng chìmhơi ép sau khi đánh chìm, Pa

Trị số lún chìm

m

Thể tích đất đào

m

Độ sâu hạ giếngchìm hơi ép theo các điểm, m

Người thực hiện (ký

tên)

Ghi chú

1

2

3

4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13














MỤCLỤC

1Phạm vi áp dụng

2Tài liệu viện dẫn

3 Nguyên tắc chung

4Nền móng thiên nhiên

5Nén chặt đất lún ướt

6Hạ thấp mực nước trong xây dựng

7Cải tạo đất

8Xây dựng công trình ngầm bằng phương pháp “tường trong đất”

9Móng cọc và tường xây cọc ván

10Giếng chìm và giếng chìm hơi ép

11Phụ lục A (Tham khảo) Nhật ký về công tác đầm nện hố móng

12Phụ lục B (Tham khảo) Nhật ký về công tác lèn chặt bằng cọc đất

13Phụ lục C (Tham khảo) Nhật ký về công tác của trạm bơm

14Phụ lục D (Tham khảo) Nhật ký về quan trắc địa thủy văn

15Phụ lục E (Tham khảo) Nhật ký về silicát hóa và nhựa hóa đất

16Phụ lục F (Tham khảo) Nhật ký các công tác xi măng hóa đất

17Phụ lục G (Tham khảo) Nhật ký thi công về cải tạo đất bằng nhiệt

18Phụ lục H (Tham khảo) Nhật ký công tác đào hào khi xây dựng công trình bằngphương pháp “tườngtrong đất”

19Phụ lục I (Tham khảo) Nhật ký kiểm tra chất lượng dung dịch sét (huyền phù)

20Phụ lục K (Tham khảo) Nhật ký đổ bê tông bằng phương pháp “tường trong đất”

21Phụ lục L (Tham khảo) Nhật ký đóng cọc

22Phụ lục M (Tham khảo) Bảng báo cáo tổng hợp đóng cọc

23Phụ lục N (Tham khảo) Nhật ký hạ cọc ván

24Phụ lục O (Tham khảo) Nhật ký hạ cọc ống bằng máy rung

25Phụ lục P (Tham khảo) Bảng báo cáo tổng hợp về việc hạ móng cọc

26Phụ lục Q (Tham khảo) Nhật ký sản xuất cọc khoan nhồi

27Phụ lục R (Tham khảo) Nhật ký công tác về hạ giếng

28 Phụ lục S (Tham khảo) Nhậtký công tác về hạ giếng chìm hơi ép